Đã từng bị từ chối diện hôn thê thì có lãnh được hôn thê mới không ?
Tôi quen bạn gái tôi năm 2012 qua mạng vietcupid, năm 2012 tôi vềViệt Nam thăm cô và đi chơi với nhau thời gian ngắn chỉ 2 tuần, vì tôi bận công việc. Đến Tết năm 2013 tôi về VN lần thứ hai và chúng tôi đã làm lễ đính hôn, cũng trong 2 tuần. Tôi về lại Mỹ và tới tháng 07 năm 2014 thì tôi nộp đơn bảo lãnh bạn gái theo diện hôn thê
Trước đây tôi từng bảo lãnh cũng diện hôn thê với một người con gái khác nhưng bị từ chối, liệu lần này tôi có cơ hội khác không ? Tôi không thể làm diện kết hôn vì không có nhiều thời gian về Việt Nam
Lâm Tấn
TRẢ LỜI:
Một điều đương nhiên là về mặt luật di trú anh có thể mở lại hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê cho dù trước đây đã bị từ chối bao nhiêu lần chăng nữa. Tuy nhiên , lần từ chối trước đây đã lưu trong hồ sơ của anh và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng được cấp visa của người vợ tương lai trong lần này.
Dù vậy, điều cốt lõi nhất để nhân viên lãnh sự cấp visa cho vị hôn thê của anh vẫn là dựa trên những bằng chứng thuyết phục mà họ không thể bác bỏ.
Để xây dựng được khối bằng chứng thuyết phục, anh Tấn và bạn gái cần làm theo thứ tự thời gian, và việc đầu tiên cần làm là quay lại khoảng thời gian ban đầu khi mới quen nhau.Hầu hết tất cả những hồ sơ xin visa đi Mỹ theo diện hôn thê hôn phu hoặc vợ chồng sẽ đều được LSQ hỏi, trong buổi phỏng vấn và các cuộc điều tra, về lần đầu tiên liên lạc hoặc gặp nhau, nên nếu anh Tấn đã quen bạn gái qua một trung tâm môi giới có tính phí, thì bằng chứng anh có thể truy lại được là hóa đơn hoặc bản sao kê ngân hàng của anh cho thấy tài khỏan ngân hàng của anh đã được trung tâm mối giới rút một khỏan tiền cho việc họ giúp anh quen với bạn gái. Trong trường hợp này, anh Tấn và bạn gái quen nhau qua một website, như Vietfun, vietcupid hoặc Facebook, thì bằng chứng thuyết phục là những dòng thông tin anh chị đã trao nhau qua lần chat hoặc Email đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều người khi mới quen nhau lại không nghĩ về việc sau này sẽ trở thành bạn trai bạn gái, hôn thê hôn phu hoặc vợ chồng nên thường thì họ sẽ không lưu lại email hoặc lần chat đầu, nên những bằng chứng khác như bill điện thoại hoặc thẻ gọi quốc tế (international calling cards) cũng có thể được sử dụng là bằng chứng cho lần quen biết đầu.
Ngoài những bằng chứng của lần đầu liên lạc hoặc gặp nhau thì anh Tấn và bạn gái cần có những bằng chứng về sự duy trì sự liên tục của mối quan hệ. Vì sau nhiều năm làm việc trong ngành tư vấn di trú Hoa Kỳ, tôi thấy rằng hầu hết những gặp hôn thê hôn phu hoặc vợ chồng được xem là "có nhiều kiến thức về hồ sơ bảo lãnh định cư" sẽ xây dựng bằng chứng như chụp hình chung, bill điện thọai, hóa đơn gửi tiền, giấy đăng ký kết hôn (hôn thú), và Email. Tuy nhiên, nếu một mối quan hệ hôn thê hôn phu hoặc vợ chồng mà chỉ dừng lại ở những bằng chứng cơ bản này chắc chắn là khó để thuyết phục viên chức lãnh sự tại buổi phỏng vấn lấy visa đi Mỹ. Vì các viên chức lãnh sự đã được huấn luyện để bác bỏ tất cả những bằng chứng này.
Ví dụ, nhiều cặp vợ chồng hoặc hôn phu hôn thê sử dụng rất nhiều hình ảnh chụp chung, nhưng những hình ảnh này chỉ cho thấy họ ở bên nhau một vài ngày mà thôi vì tuy nhiều hình ảnh nhưng người trong ảnh lại mang mỗi một hoặc hai bộ áo quần và những nơi trong ảnh không được thay đổi thường xuyên và không có những cột móc thời gian. Nên nếu anh Tấn và bạn gái dùng hình ảnh làm bằng chứng thì anh chị nên thay đổi áo quần, địa điểm và tìm những nơi có những băng rôn (banners) có ghi rõ thời gian để chụp những tấm hình thuyết phục.
Có những cặp vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu đinh ninh rằng họ có nhiều bill điện thọai thì sẽ chứng minh được họ liên lạc nhau thường xuyên vì chỉ có vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu mới bỏ nhiều thời gian gọi cho nhau nhiều như vậy. Điều này sẽ hoàn tòan không thuyết phục được viên chức lãnh sự vì họ không thể chứng minh được đương đơn gọi và ngừơi bảo lãnh trả lời, hoặc ngược lại. Những bills điện thọai này chỉ chứng minh số điện thọai A gọi cho số điện thọai B, vì rất có thể sau khi hai số điện thọai này gọi cho nhau thì chủ nhân có thể bỏ điện thoại một chỗ nào đó và tiếp tục công việc họ đang làm mà không nói chuyện với nhau. Đồng thời rất có thể người gọi và người trả lời không phải là chính đương đơn hoặc người bảo lãnh, mà là người nhà hoặc bạn bè của họ. Điều này cũng tương tự như việc viết những Email, thư tay hoặc bưu thiếp. Về phần giấy đăng ký kết hôn thì bất cứ ai trong tình trạng độc thân và trên tuổi vị thành niên đều có thể tiến hành đăng ký kết hôn họ không cần chứng minh về mối quan hệ vợ chồng.
Một số bằng chứng có khả năng thuyết phục nhiều hơn những bằng chứng vừa nêu trên bao gồm, nhưng không giới hạng, tài sản đồng sở hữu. Một hồ sơ giả mạo sẽ khó để người bảo lãnh hoặc đương đơn mạo hiểm đưa tên người kia cùng đứng tên sở hữu nhà, xe, tài khoản ngân hàng, chứng khoán, bất động sản khác. Vì khi họ chấm dứt mối quan hệ hoặc hồ sơ bảo lãnh đã thành công thì rất có thể người đồng sở hữu sẽ chiếm một nữa tài sản của họ.
Giới chức chính phủ Hoa Kỳ hiểu rất rõ về điều này nên họ có ghi chú trong các tờ hướng dẫn cách điền đơn bảo lãnh.
Đối với tôi, một trong những bằng chứng rất thuyết phục để lấy visa đi Mỹ là người bảo lãnh hoặc đương đơn đưa tên người kia vào trong tất cả các hợp đồng bảo hiểm để trở thành người thụ hưởng. Ví dụ đương đơn sẽ trở thành người thụ hưởng cho gói bảo hiểm nhân thọ của người bảo lãnh, và điều này cho thấy vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu thật mới có sẵn sàng giao cả "mạng sống" của mình để người kia thụ hưởng.
NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
1. Thủ tục bảo lãnh hôn thê qua Mỹ
2.Nhân viên lãnh sự có tin tưởng tình yêu sét đánh ?
3. Đã từng bị từ chối diện hôn thê thì có lãnh được hôn thê mới không ?
4. Nên làm hồ sơ diện Hôn thê hay Vợ chồng ?
5. Gặp lại người yêu năm cũ
Tôi quen bạn gái tôi năm 2012 qua mạng vietcupid, năm 2012 tôi vềViệt Nam thăm cô và đi chơi với nhau thời gian ngắn chỉ 2 tuần, vì tôi bận công việc. Đến Tết năm 2013 tôi về VN lần thứ hai và chúng tôi đã làm lễ đính hôn, cũng trong 2 tuần. Tôi về lại Mỹ và tới tháng 07 năm 2014 thì tôi nộp đơn bảo lãnh bạn gái theo diện hôn thê
Trước đây tôi từng bảo lãnh cũng diện hôn thê với một người con gái khác nhưng bị từ chối, liệu lần này tôi có cơ hội khác không ? Tôi không thể làm diện kết hôn vì không có nhiều thời gian về Việt Nam
Lâm Tấn
TRẢ LỜI:
Một điều đương nhiên là về mặt luật di trú anh có thể mở lại hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê cho dù trước đây đã bị từ chối bao nhiêu lần chăng nữa. Tuy nhiên , lần từ chối trước đây đã lưu trong hồ sơ của anh và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng được cấp visa của người vợ tương lai trong lần này.
Dù vậy, điều cốt lõi nhất để nhân viên lãnh sự cấp visa cho vị hôn thê của anh vẫn là dựa trên những bằng chứng thuyết phục mà họ không thể bác bỏ.
Để xây dựng được khối bằng chứng thuyết phục, anh Tấn và bạn gái cần làm theo thứ tự thời gian, và việc đầu tiên cần làm là quay lại khoảng thời gian ban đầu khi mới quen nhau.Hầu hết tất cả những hồ sơ xin visa đi Mỹ theo diện hôn thê hôn phu hoặc vợ chồng sẽ đều được LSQ hỏi, trong buổi phỏng vấn và các cuộc điều tra, về lần đầu tiên liên lạc hoặc gặp nhau, nên nếu anh Tấn đã quen bạn gái qua một trung tâm môi giới có tính phí, thì bằng chứng anh có thể truy lại được là hóa đơn hoặc bản sao kê ngân hàng của anh cho thấy tài khỏan ngân hàng của anh đã được trung tâm mối giới rút một khỏan tiền cho việc họ giúp anh quen với bạn gái. Trong trường hợp này, anh Tấn và bạn gái quen nhau qua một website, như Vietfun, vietcupid hoặc Facebook, thì bằng chứng thuyết phục là những dòng thông tin anh chị đã trao nhau qua lần chat hoặc Email đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều người khi mới quen nhau lại không nghĩ về việc sau này sẽ trở thành bạn trai bạn gái, hôn thê hôn phu hoặc vợ chồng nên thường thì họ sẽ không lưu lại email hoặc lần chat đầu, nên những bằng chứng khác như bill điện thoại hoặc thẻ gọi quốc tế (international calling cards) cũng có thể được sử dụng là bằng chứng cho lần quen biết đầu.
Ngoài những bằng chứng của lần đầu liên lạc hoặc gặp nhau thì anh Tấn và bạn gái cần có những bằng chứng về sự duy trì sự liên tục của mối quan hệ. Vì sau nhiều năm làm việc trong ngành tư vấn di trú Hoa Kỳ, tôi thấy rằng hầu hết những gặp hôn thê hôn phu hoặc vợ chồng được xem là "có nhiều kiến thức về hồ sơ bảo lãnh định cư" sẽ xây dựng bằng chứng như chụp hình chung, bill điện thọai, hóa đơn gửi tiền, giấy đăng ký kết hôn (hôn thú), và Email. Tuy nhiên, nếu một mối quan hệ hôn thê hôn phu hoặc vợ chồng mà chỉ dừng lại ở những bằng chứng cơ bản này chắc chắn là khó để thuyết phục viên chức lãnh sự tại buổi phỏng vấn lấy visa đi Mỹ. Vì các viên chức lãnh sự đã được huấn luyện để bác bỏ tất cả những bằng chứng này.
Ví dụ, nhiều cặp vợ chồng hoặc hôn phu hôn thê sử dụng rất nhiều hình ảnh chụp chung, nhưng những hình ảnh này chỉ cho thấy họ ở bên nhau một vài ngày mà thôi vì tuy nhiều hình ảnh nhưng người trong ảnh lại mang mỗi một hoặc hai bộ áo quần và những nơi trong ảnh không được thay đổi thường xuyên và không có những cột móc thời gian. Nên nếu anh Tấn và bạn gái dùng hình ảnh làm bằng chứng thì anh chị nên thay đổi áo quần, địa điểm và tìm những nơi có những băng rôn (banners) có ghi rõ thời gian để chụp những tấm hình thuyết phục.
Có những cặp vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu đinh ninh rằng họ có nhiều bill điện thọai thì sẽ chứng minh được họ liên lạc nhau thường xuyên vì chỉ có vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu mới bỏ nhiều thời gian gọi cho nhau nhiều như vậy. Điều này sẽ hoàn tòan không thuyết phục được viên chức lãnh sự vì họ không thể chứng minh được đương đơn gọi và ngừơi bảo lãnh trả lời, hoặc ngược lại. Những bills điện thọai này chỉ chứng minh số điện thọai A gọi cho số điện thọai B, vì rất có thể sau khi hai số điện thọai này gọi cho nhau thì chủ nhân có thể bỏ điện thoại một chỗ nào đó và tiếp tục công việc họ đang làm mà không nói chuyện với nhau. Đồng thời rất có thể người gọi và người trả lời không phải là chính đương đơn hoặc người bảo lãnh, mà là người nhà hoặc bạn bè của họ. Điều này cũng tương tự như việc viết những Email, thư tay hoặc bưu thiếp. Về phần giấy đăng ký kết hôn thì bất cứ ai trong tình trạng độc thân và trên tuổi vị thành niên đều có thể tiến hành đăng ký kết hôn họ không cần chứng minh về mối quan hệ vợ chồng.
Một số bằng chứng có khả năng thuyết phục nhiều hơn những bằng chứng vừa nêu trên bao gồm, nhưng không giới hạng, tài sản đồng sở hữu. Một hồ sơ giả mạo sẽ khó để người bảo lãnh hoặc đương đơn mạo hiểm đưa tên người kia cùng đứng tên sở hữu nhà, xe, tài khoản ngân hàng, chứng khoán, bất động sản khác. Vì khi họ chấm dứt mối quan hệ hoặc hồ sơ bảo lãnh đã thành công thì rất có thể người đồng sở hữu sẽ chiếm một nữa tài sản của họ.
Giới chức chính phủ Hoa Kỳ hiểu rất rõ về điều này nên họ có ghi chú trong các tờ hướng dẫn cách điền đơn bảo lãnh.
Đối với tôi, một trong những bằng chứng rất thuyết phục để lấy visa đi Mỹ là người bảo lãnh hoặc đương đơn đưa tên người kia vào trong tất cả các hợp đồng bảo hiểm để trở thành người thụ hưởng. Ví dụ đương đơn sẽ trở thành người thụ hưởng cho gói bảo hiểm nhân thọ của người bảo lãnh, và điều này cho thấy vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu thật mới có sẵn sàng giao cả "mạng sống" của mình để người kia thụ hưởng.
NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
1. Thủ tục bảo lãnh hôn thê qua Mỹ
2.Nhân viên lãnh sự có tin tưởng tình yêu sét đánh ?
3. Đã từng bị từ chối diện hôn thê thì có lãnh được hôn thê mới không ?
4. Nên làm hồ sơ diện Hôn thê hay Vợ chồng ?
5. Gặp lại người yêu năm cũ