2. Có thể nào rút ngắn thời gian chờ ở Trung tâm thị thực quốc gia ( NVC) ?
Hỏi:
Xin chào anh, cho tôi hỏi cách đây vài tháng (khoảng tháng 7 hoặc tháng 8/2013) gia đình tôi mới bắt đầu làm hồ sơ xin định cư ở Mĩ theo diện đoàn tụ gia đình do bác họ của tôi sống ở Mĩ bảo lãnh. Đến tháng12/ 2013 thì chị họ tôi (con ruột của bác ấy) có về VN thì đưa cho ba tôi 1 tờ giấy do Bộ An ninh nội địa của Mĩ gởi về, theo tôi được biết thì tờ giấy thông báo là đã nhận được hồ sơ của ba tôi.
Nhưng tôi thắc mắc rằng tại sao cả gia đình đều gởi hồ sơ cùng một lúc thế mà tại sao lại chỉ 1 mình ba tôi nhận được tờ giấy thông báo đó. Có phải do ba tôi là chủ hộ ở VN nên là đại diện của hồ sơ gởi đi cho cả gia đình hay không hay họ chỉ mới nhận được hồ sơ của ba tôi. Nhân tiện tôi muốn hỏi thêm là từ khi Bộ An ninh nội địa Mĩ nhận được hồ sơ thì phải mất bao lâu mới đến ngày phỏng vấn xin cấp visa và nếu muốn rút ngắn thời gian thì phải làm như thế nào và chi phi là bao nhiêu? Rất mong anh trả lời giúp tôi trong thời gian sớm nhất !
Phạm Huỳnh Nam Anh
Đáp:
Chào anh Phạm Huỳnh Nam Anh,
Tôi xin chia sẽ cùng anh và các độc giả quan tâm khác những thông tin, kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho các hồ sơ anh chị em bảo lãnh nhau sau đây:
Sau khi USCIS (Bộ Công Dân và Nhập Tịch Hoa Kỳ – United States Citizenship and Immigration Services) nhận được hồ sơ bảo lãnh, thông thường USCIS sẽ gửi một mẫu đơn (Receipt notice – Form I-797C, Notice of Action) cho Người bảo lãnh và Người được bảo lãnh với thông báo hồ sơ đã được nhận cùng số hồ sơ (Receipt number). Số hồ sơ này thường bắt đầu bằng các ký tự như : SRC, WAC, EAC, MSC,…với số hồ sơ này, chúng ta có thể vào trang web của USCIS (https://egov.uscis.gov/cris/Dashboard/ProcTimes.do) và theo dõi tình trạng hồ sơ của mình như thế nào.
Trường hợp của anh Nam Anh, do gia đình anh được bác bảo lãnh nên đây thuộc diện F4 (Diện bảo lãnh anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ) và ba của anh là đương đơn chính (hoặc còn được gọi là người được bảo lãnh chính), vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn chính cũng được xin thị thực di dân theo hồ sơ bảo lãnh đương đơn, những người này gọi chung là người đi kèm. Bác của anh chỉ điền một đơn I-130 cho ba anh, còn mẹ và các anh chị em của anh đi theo thì sẽ được điền ở Phần C, câu 17 của đơn I-130 này. Do đó, mẫu đơn thông báo từ USCIS chỉ ghi tên của đương đơn chính – tức ba anh mà thôi.
Khoảng 45 tháng sau kể từ ngày USCIS nhận được hồ sơ, USCIS sẽ chấp thuận hồ sơ bảo lãnh và gửi cho người bảo lãnh “Thông báo chấp thuận bảo lãnh, mẫu đơn I-797C” (Approval Notice). Sau đó USCIS sẽ chuyển hồ sơ được chấp thuận đến NVC (Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia – National Visa Center) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tiếp tục tiến trình giải quyết hồ sơ. NVC sẽ gửi hồ sơ hướng dẫn đến cho đương đơn, người bảo lãnh hay đại diện hợp pháp của đương đơn hoặc người bảo lãnh. NVC cũng sẽ kiểm tra sơ về Giấy cam kết bảo trợ tài chính Mẫu I-864 và thu lệ phí xin thị thực từ người bảo lãnh hồ sơ tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do luật Di Trú Mỹ giới hạn số lượng cho một số loại thị thực định cư hàng năm đối với những diện F như gia đình anh Nam Anh, nên những hồ sơ diện F này sẽ được lưu trữ tại NVC cho đến khi hồ sơ đến lượt được giải quyết.
Ví dụ:
– Nếu hồ sơ của anh mở ngày 01/07/2013 thì ngày ưu tiên sẽ là ngày 01/07/201, có thể hiện trên Receipt Notice.
– Ngày 20/01/2014, nếu anh xem trên trang web của Chính phủ Mỹ http://travel.state.gov/ chỉ xét mới xét tới ngày 01/10/2001, điều này có nghĩa: hồ sơ của gia đình anh phải chờ khoảng 13 năm bao gồm cả thời gian chờ được chấp thuận tại USCIS thì lúc đó NVC mới xét tới hồ sơ của mình.
Tất cả các hồ sơ bảo lãnh theo diện F hầu hết đều có ngày ưu tiên và đều phải chờ cho đến khi hồ sơ đến lượt giải quyết và gia đình anh có thể thường xuyên duy trì liên lạc với USCIS và NVC ít nhất 1 lần trong 12 tháng để hồ sơ của mình không bị quên lãng. Tuy nhiên, khi đã đến ngày xét duyệt tại NVC và đã có giấy báo đóng tiền, gia đình anh nên chuẩn bị trước một số loại giấy tờ cần thiết như Lý lịch tư pháp số 2, hình 5×5, bản sao công chứng hộ chiếu và giấy khai sinh của mỗi thành viên, bản sao công chứng giấy kết hôn của ba mẹ… gia đình anh có thể tải đơn DS-3032 điền trước và ký tên (không ghi ngày tháng), sau đó để người bác bên Mỹ ghi ngày tháng và gửi đến NVC, anh nên chọn người nhà bên Mỹ làm đại diện để đóng tiền visa cho nhanh, nếu đóng tiền visa bên Việt Nam thì sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tương tự anh có thể tải đơn DS-230 phần I và II về và điền cho mỗi thành viên đi theo trong hồ sơ. Ký tên ở phần I còn phần II không ký tên vì sẽ ký trước mặt viên chức lãnh sự khi đi phỏng vấn và nhớ là đừng ghi ngày tháng để người nhà bên Mỹ ghi. Tất cả đều ghi số case number trên góc phải và hồ sơ soạn ra từng bộ, người đứng đơn bảo lãnh chính để lên đầu. Anh cần chuẩn bị tất cả giấy tờ trên và gửi cùng một lúc ngay sau khi có thông báo từ NVC, làm như vậy sẽ giúp gia đình anh rút ngắn được một khoảng thời gian đáng kể.
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết ở NVC bao gồm việc đóng tiền Visa, chuẩn bị làm bảo trợ tài chánh và điền một số đơn cần thiết cùng với các giấy tờ khác, bác của anh ở Mỹ sẽ nhận được giấy phỏng vấn và hồ sơ sẽ được gửi về Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam để phỏng vấn.
Phòng Lãnh Sự sẽ gửi thư mời phỏng vấn trong đó có hướng dẫn qua đường bưu điện để thông báo lịch phỏng vấn và hướng dẫn để đương đơn thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cũng như chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn. Đương đơn phải hoàn tất việc kiểm tra sức khỏe và chuẩn bị giấy tờ được yêu cầu trước buổi phỏng vấn. Sau cuộc phỏng vấn, nếu viên chức lãnh sự được thuyết phục rằng đây là mối quan hệ thật, đương đơn và những nguời đi kèm sẽ được cấp giấy chấp thuận cấp visa (giấy hồng) và sẽ nhận được visa khoảng 10 – 14 ngày sau đó qua đường bưu điện.
Chúc gia đình anh sớm đạt được giấc mợ định cư có cuộc sống mới tại Mỹ.
Hỏi:
Xin chào anh, cho tôi hỏi cách đây vài tháng (khoảng tháng 7 hoặc tháng 8/2013) gia đình tôi mới bắt đầu làm hồ sơ xin định cư ở Mĩ theo diện đoàn tụ gia đình do bác họ của tôi sống ở Mĩ bảo lãnh. Đến tháng12/ 2013 thì chị họ tôi (con ruột của bác ấy) có về VN thì đưa cho ba tôi 1 tờ giấy do Bộ An ninh nội địa của Mĩ gởi về, theo tôi được biết thì tờ giấy thông báo là đã nhận được hồ sơ của ba tôi.
Nhưng tôi thắc mắc rằng tại sao cả gia đình đều gởi hồ sơ cùng một lúc thế mà tại sao lại chỉ 1 mình ba tôi nhận được tờ giấy thông báo đó. Có phải do ba tôi là chủ hộ ở VN nên là đại diện của hồ sơ gởi đi cho cả gia đình hay không hay họ chỉ mới nhận được hồ sơ của ba tôi. Nhân tiện tôi muốn hỏi thêm là từ khi Bộ An ninh nội địa Mĩ nhận được hồ sơ thì phải mất bao lâu mới đến ngày phỏng vấn xin cấp visa và nếu muốn rút ngắn thời gian thì phải làm như thế nào và chi phi là bao nhiêu? Rất mong anh trả lời giúp tôi trong thời gian sớm nhất !
Phạm Huỳnh Nam Anh
Đáp:
Chào anh Phạm Huỳnh Nam Anh,
Tôi xin chia sẽ cùng anh và các độc giả quan tâm khác những thông tin, kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho các hồ sơ anh chị em bảo lãnh nhau sau đây:
Sau khi USCIS (Bộ Công Dân và Nhập Tịch Hoa Kỳ – United States Citizenship and Immigration Services) nhận được hồ sơ bảo lãnh, thông thường USCIS sẽ gửi một mẫu đơn (Receipt notice – Form I-797C, Notice of Action) cho Người bảo lãnh và Người được bảo lãnh với thông báo hồ sơ đã được nhận cùng số hồ sơ (Receipt number). Số hồ sơ này thường bắt đầu bằng các ký tự như : SRC, WAC, EAC, MSC,…với số hồ sơ này, chúng ta có thể vào trang web của USCIS (https://egov.uscis.gov/cris/Dashboard/ProcTimes.do) và theo dõi tình trạng hồ sơ của mình như thế nào.
Trường hợp của anh Nam Anh, do gia đình anh được bác bảo lãnh nên đây thuộc diện F4 (Diện bảo lãnh anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ) và ba của anh là đương đơn chính (hoặc còn được gọi là người được bảo lãnh chính), vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn chính cũng được xin thị thực di dân theo hồ sơ bảo lãnh đương đơn, những người này gọi chung là người đi kèm. Bác của anh chỉ điền một đơn I-130 cho ba anh, còn mẹ và các anh chị em của anh đi theo thì sẽ được điền ở Phần C, câu 17 của đơn I-130 này. Do đó, mẫu đơn thông báo từ USCIS chỉ ghi tên của đương đơn chính – tức ba anh mà thôi.
Khoảng 45 tháng sau kể từ ngày USCIS nhận được hồ sơ, USCIS sẽ chấp thuận hồ sơ bảo lãnh và gửi cho người bảo lãnh “Thông báo chấp thuận bảo lãnh, mẫu đơn I-797C” (Approval Notice). Sau đó USCIS sẽ chuyển hồ sơ được chấp thuận đến NVC (Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia – National Visa Center) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tiếp tục tiến trình giải quyết hồ sơ. NVC sẽ gửi hồ sơ hướng dẫn đến cho đương đơn, người bảo lãnh hay đại diện hợp pháp của đương đơn hoặc người bảo lãnh. NVC cũng sẽ kiểm tra sơ về Giấy cam kết bảo trợ tài chính Mẫu I-864 và thu lệ phí xin thị thực từ người bảo lãnh hồ sơ tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do luật Di Trú Mỹ giới hạn số lượng cho một số loại thị thực định cư hàng năm đối với những diện F như gia đình anh Nam Anh, nên những hồ sơ diện F này sẽ được lưu trữ tại NVC cho đến khi hồ sơ đến lượt được giải quyết.
Ví dụ:
– Nếu hồ sơ của anh mở ngày 01/07/2013 thì ngày ưu tiên sẽ là ngày 01/07/201, có thể hiện trên Receipt Notice.
– Ngày 20/01/2014, nếu anh xem trên trang web của Chính phủ Mỹ http://travel.state.gov/ chỉ xét mới xét tới ngày 01/10/2001, điều này có nghĩa: hồ sơ của gia đình anh phải chờ khoảng 13 năm bao gồm cả thời gian chờ được chấp thuận tại USCIS thì lúc đó NVC mới xét tới hồ sơ của mình.
Tất cả các hồ sơ bảo lãnh theo diện F hầu hết đều có ngày ưu tiên và đều phải chờ cho đến khi hồ sơ đến lượt giải quyết và gia đình anh có thể thường xuyên duy trì liên lạc với USCIS và NVC ít nhất 1 lần trong 12 tháng để hồ sơ của mình không bị quên lãng. Tuy nhiên, khi đã đến ngày xét duyệt tại NVC và đã có giấy báo đóng tiền, gia đình anh nên chuẩn bị trước một số loại giấy tờ cần thiết như Lý lịch tư pháp số 2, hình 5×5, bản sao công chứng hộ chiếu và giấy khai sinh của mỗi thành viên, bản sao công chứng giấy kết hôn của ba mẹ… gia đình anh có thể tải đơn DS-3032 điền trước và ký tên (không ghi ngày tháng), sau đó để người bác bên Mỹ ghi ngày tháng và gửi đến NVC, anh nên chọn người nhà bên Mỹ làm đại diện để đóng tiền visa cho nhanh, nếu đóng tiền visa bên Việt Nam thì sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tương tự anh có thể tải đơn DS-230 phần I và II về và điền cho mỗi thành viên đi theo trong hồ sơ. Ký tên ở phần I còn phần II không ký tên vì sẽ ký trước mặt viên chức lãnh sự khi đi phỏng vấn và nhớ là đừng ghi ngày tháng để người nhà bên Mỹ ghi. Tất cả đều ghi số case number trên góc phải và hồ sơ soạn ra từng bộ, người đứng đơn bảo lãnh chính để lên đầu. Anh cần chuẩn bị tất cả giấy tờ trên và gửi cùng một lúc ngay sau khi có thông báo từ NVC, làm như vậy sẽ giúp gia đình anh rút ngắn được một khoảng thời gian đáng kể.
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết ở NVC bao gồm việc đóng tiền Visa, chuẩn bị làm bảo trợ tài chánh và điền một số đơn cần thiết cùng với các giấy tờ khác, bác của anh ở Mỹ sẽ nhận được giấy phỏng vấn và hồ sơ sẽ được gửi về Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam để phỏng vấn.
Phòng Lãnh Sự sẽ gửi thư mời phỏng vấn trong đó có hướng dẫn qua đường bưu điện để thông báo lịch phỏng vấn và hướng dẫn để đương đơn thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cũng như chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn. Đương đơn phải hoàn tất việc kiểm tra sức khỏe và chuẩn bị giấy tờ được yêu cầu trước buổi phỏng vấn. Sau cuộc phỏng vấn, nếu viên chức lãnh sự được thuyết phục rằng đây là mối quan hệ thật, đương đơn và những nguời đi kèm sẽ được cấp giấy chấp thuận cấp visa (giấy hồng) và sẽ nhận được visa khoảng 10 – 14 ngày sau đó qua đường bưu điện.
Chúc gia đình anh sớm đạt được giấc mợ định cư có cuộc sống mới tại Mỹ.