NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI PHỎNG VẤN LẤY VISA MỸ?
Theo kinh nghiệm nhiều năm làm việc cho ban phỏng vấn thuộc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài gòn, tôi đúc kết được những kinh nghiệm hữu ích sau đây dành cho những ai đang chuẩn bị đi phỏng vấn Visa định cư và Visa không định cư (Immigrant or Non-immigrant).
Để có được kết quả tốt cho cuộc phỏng vấn Visa sắp tới, các bạn nên chuẩn bị kỹ, tránh những tình trạng sau đây:
1. Lo sợ quá (too stressed out) trước khi vào phỏng vấn - tâm lý quá căng thẳng.
2. Trả lời ấp úng, không suôn sẻ, mạch lạc.
3. Nói không rõ ràng, lí nhí hoặc vấp váp.
4. Nói loanh quanh nhiều, giải thích nhiều mà không đi vào mục tiêu chính của câu hỏi.
5. Nói quá ít thông tin cho những câu hỏi mở (open questions), không diễn đạt được những điều cần thiết.
6. Trả lời không đúng trọng tâm của câu hỏi.
7. Nói nhiều mà ngay cả bản thân cũng không biết mình đang muốn diễn đạt điều gì.
8. Không biết thông tin bản thân một cách cụ thể và chính xác.
9. Không biết rõ về giấy tờ, hồ sơ, hình ảnh và những thông tin đã được khai trong đơn (forms) đã nộp cho Bộ Di Trú (USCIS) hoặc Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ (U.S. Consulate General).
10. Không biết rõ thông tin về người bảo lãnh.
11. Không biết rõ thông tin về mối quan hệ của mình, người được bảo lãnh (beneficiary), và người bảo lãnh (petitioner).
12. Không biết rõ những chi tiết cụ thể về thời gian (những con số về ngày tháng) của mình và của người bảo lãnh.
13. Không biết rõ những địa chỉ của mình, của người bảo lãnh và của những thành viên liên quan trong hồ sơ.
14. Không nhớ rõ bối cảnh hoặc môi trường (environment) của những lần gặp nhau trước nhất hoặc sau cùng.
15. Không biết rõ thông tin về cá nhân và gia đình của người bảo lãnh.
16. Không biết được người bảo lãnh đã qua Mỹ năm nào, theo diện gì, đi với ai.
17. Không biết rõ thông tin về việc làm, kinh tế, tài chánh và thu nhập của người bảo lãnh và người đồng bảo trợ (joint sponsor).
18. Không biết mình sang Mỹ sẽ ở đâu, với ai.
19. Không biết được những giấy tờ của mình và của người bảo lãnh có những điểm sai sót cần chỉnh sửa. (bạn cần phải chỉnh sửa các thông tin thật chính xác trên các văn bản của hồ sơ trước khi nộp hồ sơ)
20. Không biết thông tin trên giấy tờ hồ sơ của mình đã bị chỉnh sửa, tẩy xóa khi nào hoặc lý do tại sao và có hợp lệ không.
21. Không biết tên mình đã từng có trong hồ sơ xin nhập cảnh hoặc định cư Hoa Kỳ lần nào chưa, thông thường là theo:
- Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (ODP),
- Chương trình cựu quân nhân chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (HO),
- Chương trình Bổ Sung (McCain Amendment),
- Chương trình Người Việt Tỵ Nạn Quay Về Nước (ROVR),
- Chương trình Trẻ Lai (Amerasian), và chương trình Bảo Lãnh Thân Nhân (Family Petition),
- Và một số chương trình khác.
Vì người thân đã từng làm hồ sơ mà không nói cho mình biết.
...
Do đó, trước khi làm hồ sơ, các bạn nên biết thật rõ và chính xác những thông tin của mình. Để thực hiện điều này, các bạn cần làm những việc sau đây:
1. Xem tất cả những giấy tờ của mình thật kỹ trước khi điền đơn.
2. Photocopy lại tất cả những đơn và giấy tờ mình nộp cho USCIS hoặc agents (đơn vị đại diện), mỗi thứ 2 bản, một bản cho người được bảo lãnh (beneficiary) và một bản cho người bảo lãnh (petitioner).
3. Điều tra, hỏi kỹ những thành viên trong gia đình xem liệu có trường hợp ông/bà hoặc cha/mẹ bạn đã từng nộp hồ sơ xin nhập cảnh hoặc định cư mà có tên bạn trong hồ sơ đó hay không.
4. Hệ thống hóa thông tin của mình theo những mục sau đây:
a. Documents (giấy tờ và hình ảnh đã, đang và sẽ nộp cho USCIS).
b. Thông tin cá nhân của bản thân và người bảo lãnh.
c. Thông tin gia đình của bản thân và người bảo lãnh.
d. Thông tin về tài chánh, thu nhập và việc làm của bản thân và của người bảo lãnh.
e. Thông tin về hôn ước, đính hôn, hôn nhân, ly dị, xin con nuôi của bản thân và của người bảo lãnh (đủ các chi tiết: ngày, tháng, nơi chốn, và những ai có liên quan) (dates and places and people involved).
f. Thông tin về mối quan hệ giữa mình và người bảo lãnh (đủ các chi tiết: ngày tháng, nơi chốn, và những ai có liên quan) (Dates, places, and people involved),
g. Và CỐ GẮNG AM HIỂU GIẤY TỜ VÀ THÔNG TIN TRÊN GIẤY TỜ HÌNH ẢNH CỦA MÌNH VÀ CỦA NGƯỜI BẢO LÃNH (Tôi biết mình đang lặp lại điều này, nhưng đây là điểm quan trọng nhất mà bạn phải nắm rõ).
Thêm nữa, các bạn nên nhớ điều này, “mỗi hồ sơ, mỗi trường hợp đều có những điểm khác nhau”, nên mình không thể nào sơ suất cho rằng khi đi phỏng vấn Viên Chức Lãnh Sự Quán sẽ đặt một số câu hỏi nhất định, hay nói rõ hơn, Viên Chức ấy đặt những câu dành cho người này cũng giống như những câu sẽ dành cho người kia. Vì thế, bạn phải am hiểu thật rõ về hồ sơ của chính mình chứ không nên so sánh với những hồ sơ khác rằng, tại sao anh A, cô B lại đậu (approved) mà tôi lại rớt (denied) hoặc bị yêu cầu bổ sung giấy tờ (requested to provide additional information and evidence) .
Trên đây tôi chỉ trình bày những điểm chính, nếu bạn có những thắc mắc riêng, hoặc khác, hay cần tư vấn chi tiết hơn về trường hợp của mình, tôi rất vui và sẵn sàng giúp các bạn, trong khả năng hiểu biết của mình, đạt được visa trong lần phỏng vấn sắp tới.
Có thể bạn quan tậm
1. Công thức lấy visa Mỹ diện vợ chồng và fiance
2. Cách lèo lái câu hỏi của nhân viên lãnh sự
3. Chuẩn bị thế nào trước khi đi phỏng vấn
4. Tâm trạng của đương đơn trong buổi phỏng vấn lấy visa Mỹ
5. Dấu hiệu bị điều tra
6. Những điều nên tránh khi đi phỏng vấn lấy visa Mỹ
7. Nhân viên lãnh sự được huấn luyện để bác bỏ bằng chứng như thế nào?
8. Có nên phí tiền cho dịch vụ làm visa Mỹ?
9. Làm sao để không rớt visa Mỹ?
10. Tấm màn màu xanh dương hay lá cây?
11. Xây dựng bằng chứng trong kỉ nguyên smartphone
Theo kinh nghiệm nhiều năm làm việc cho ban phỏng vấn thuộc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài gòn, tôi đúc kết được những kinh nghiệm hữu ích sau đây dành cho những ai đang chuẩn bị đi phỏng vấn Visa định cư và Visa không định cư (Immigrant or Non-immigrant).
Để có được kết quả tốt cho cuộc phỏng vấn Visa sắp tới, các bạn nên chuẩn bị kỹ, tránh những tình trạng sau đây:
1. Lo sợ quá (too stressed out) trước khi vào phỏng vấn - tâm lý quá căng thẳng.
2. Trả lời ấp úng, không suôn sẻ, mạch lạc.
3. Nói không rõ ràng, lí nhí hoặc vấp váp.
4. Nói loanh quanh nhiều, giải thích nhiều mà không đi vào mục tiêu chính của câu hỏi.
5. Nói quá ít thông tin cho những câu hỏi mở (open questions), không diễn đạt được những điều cần thiết.
6. Trả lời không đúng trọng tâm của câu hỏi.
7. Nói nhiều mà ngay cả bản thân cũng không biết mình đang muốn diễn đạt điều gì.
8. Không biết thông tin bản thân một cách cụ thể và chính xác.
9. Không biết rõ về giấy tờ, hồ sơ, hình ảnh và những thông tin đã được khai trong đơn (forms) đã nộp cho Bộ Di Trú (USCIS) hoặc Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ (U.S. Consulate General).
10. Không biết rõ thông tin về người bảo lãnh.
11. Không biết rõ thông tin về mối quan hệ của mình, người được bảo lãnh (beneficiary), và người bảo lãnh (petitioner).
12. Không biết rõ những chi tiết cụ thể về thời gian (những con số về ngày tháng) của mình và của người bảo lãnh.
13. Không biết rõ những địa chỉ của mình, của người bảo lãnh và của những thành viên liên quan trong hồ sơ.
14. Không nhớ rõ bối cảnh hoặc môi trường (environment) của những lần gặp nhau trước nhất hoặc sau cùng.
15. Không biết rõ thông tin về cá nhân và gia đình của người bảo lãnh.
16. Không biết được người bảo lãnh đã qua Mỹ năm nào, theo diện gì, đi với ai.
17. Không biết rõ thông tin về việc làm, kinh tế, tài chánh và thu nhập của người bảo lãnh và người đồng bảo trợ (joint sponsor).
18. Không biết mình sang Mỹ sẽ ở đâu, với ai.
19. Không biết được những giấy tờ của mình và của người bảo lãnh có những điểm sai sót cần chỉnh sửa. (bạn cần phải chỉnh sửa các thông tin thật chính xác trên các văn bản của hồ sơ trước khi nộp hồ sơ)
20. Không biết thông tin trên giấy tờ hồ sơ của mình đã bị chỉnh sửa, tẩy xóa khi nào hoặc lý do tại sao và có hợp lệ không.
21. Không biết tên mình đã từng có trong hồ sơ xin nhập cảnh hoặc định cư Hoa Kỳ lần nào chưa, thông thường là theo:
- Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (ODP),
- Chương trình cựu quân nhân chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (HO),
- Chương trình Bổ Sung (McCain Amendment),
- Chương trình Người Việt Tỵ Nạn Quay Về Nước (ROVR),
- Chương trình Trẻ Lai (Amerasian), và chương trình Bảo Lãnh Thân Nhân (Family Petition),
- Và một số chương trình khác.
Vì người thân đã từng làm hồ sơ mà không nói cho mình biết.
...
Do đó, trước khi làm hồ sơ, các bạn nên biết thật rõ và chính xác những thông tin của mình. Để thực hiện điều này, các bạn cần làm những việc sau đây:
1. Xem tất cả những giấy tờ của mình thật kỹ trước khi điền đơn.
2. Photocopy lại tất cả những đơn và giấy tờ mình nộp cho USCIS hoặc agents (đơn vị đại diện), mỗi thứ 2 bản, một bản cho người được bảo lãnh (beneficiary) và một bản cho người bảo lãnh (petitioner).
3. Điều tra, hỏi kỹ những thành viên trong gia đình xem liệu có trường hợp ông/bà hoặc cha/mẹ bạn đã từng nộp hồ sơ xin nhập cảnh hoặc định cư mà có tên bạn trong hồ sơ đó hay không.
4. Hệ thống hóa thông tin của mình theo những mục sau đây:
a. Documents (giấy tờ và hình ảnh đã, đang và sẽ nộp cho USCIS).
b. Thông tin cá nhân của bản thân và người bảo lãnh.
c. Thông tin gia đình của bản thân và người bảo lãnh.
d. Thông tin về tài chánh, thu nhập và việc làm của bản thân và của người bảo lãnh.
e. Thông tin về hôn ước, đính hôn, hôn nhân, ly dị, xin con nuôi của bản thân và của người bảo lãnh (đủ các chi tiết: ngày, tháng, nơi chốn, và những ai có liên quan) (dates and places and people involved).
f. Thông tin về mối quan hệ giữa mình và người bảo lãnh (đủ các chi tiết: ngày tháng, nơi chốn, và những ai có liên quan) (Dates, places, and people involved),
g. Và CỐ GẮNG AM HIỂU GIẤY TỜ VÀ THÔNG TIN TRÊN GIẤY TỜ HÌNH ẢNH CỦA MÌNH VÀ CỦA NGƯỜI BẢO LÃNH (Tôi biết mình đang lặp lại điều này, nhưng đây là điểm quan trọng nhất mà bạn phải nắm rõ).
Thêm nữa, các bạn nên nhớ điều này, “mỗi hồ sơ, mỗi trường hợp đều có những điểm khác nhau”, nên mình không thể nào sơ suất cho rằng khi đi phỏng vấn Viên Chức Lãnh Sự Quán sẽ đặt một số câu hỏi nhất định, hay nói rõ hơn, Viên Chức ấy đặt những câu dành cho người này cũng giống như những câu sẽ dành cho người kia. Vì thế, bạn phải am hiểu thật rõ về hồ sơ của chính mình chứ không nên so sánh với những hồ sơ khác rằng, tại sao anh A, cô B lại đậu (approved) mà tôi lại rớt (denied) hoặc bị yêu cầu bổ sung giấy tờ (requested to provide additional information and evidence) .
Trên đây tôi chỉ trình bày những điểm chính, nếu bạn có những thắc mắc riêng, hoặc khác, hay cần tư vấn chi tiết hơn về trường hợp của mình, tôi rất vui và sẵn sàng giúp các bạn, trong khả năng hiểu biết của mình, đạt được visa trong lần phỏng vấn sắp tới.
Có thể bạn quan tậm
1. Công thức lấy visa Mỹ diện vợ chồng và fiance
2. Cách lèo lái câu hỏi của nhân viên lãnh sự
3. Chuẩn bị thế nào trước khi đi phỏng vấn
4. Tâm trạng của đương đơn trong buổi phỏng vấn lấy visa Mỹ
5. Dấu hiệu bị điều tra
6. Những điều nên tránh khi đi phỏng vấn lấy visa Mỹ
7. Nhân viên lãnh sự được huấn luyện để bác bỏ bằng chứng như thế nào?
8. Có nên phí tiền cho dịch vụ làm visa Mỹ?
9. Làm sao để không rớt visa Mỹ?
10. Tấm màn màu xanh dương hay lá cây?
11. Xây dựng bằng chứng trong kỉ nguyên smartphone