Ly dị người lãnh mình qua để lãnh vợ mới có được không?
Cách đây 6 năm vợ cũ bảo lãnh tôi qua Mỹ, sau 3 năm chung sống chúng tôi không hợp nhau nên đã ly dị, năm ngoái tôi về Việt Nam chơi và yêu một người con gái, tôi có ý định cưới cô ấy và lãnh sang Mỹ thì có trở ngại gì không? Tôi nghe nói vừa mới ly dị thì khó lãnh người khác.
Trả lời:
Chào anh,
Dựa theo luật hôn nhân và di trú Hoa Kỳ thì bất kỳ công dân Hoa Kỳ độc thân nào cũng được quyền bảo lãnh vợ/chồng của mình với mục đích đoàn tụ tại Mỹ.
Tuy nhiên, vì có quá nhiều hồ sơ bảo lãnh từ Việt Nam đã làm giả mạo nên Bộ Công Dân và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) và Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ (LSQ) sẽ xét duyệt rất kỹ những hồ sơ đã từng có hôn nhân trước so các hồ sơ bảo lãnh tương tự từ nhiều nước khác. thực tế cho thấy có tới trên 80% hồ sơ đã làm giả mạo. Rất nhiều hồ sơ giả mạo về giấy tờ, lời khai, bằng chứng, và ngay cả con người, có nghĩa là các thành viên trong hồ sơ không phải người thân của đương đơn, như vợ hoặc con, và họ thông thường là bà con xa hoặc những người sẵn sàng trả một số tiền khá lớn, như vài chục ngàn đô la, để theo đuổi giấc mơ được định cư tại Mỹ. Và khi LSQ phát hiện những trường hợp này thì tất cả mọi người trong hồ sơ đó đều vĩnh viễn không được nhập cảnh Hoa Kỳ.
Để giúp anh và quý độc giả quan tâm khác, Quang Phan VISA chúng tôi xin chia sẻ một trường hợp rất khó khăn của khách hàng mà chúng tôi đã tư vấn thành công trong thời gian vừa qua. Năm 2000 thân chủ chúng tôi quen với một công dân Mỹ chưa đầy 5 tháng thì họ tự mở hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn thê. Vì không biết cách xây dựng bằng chứng cho mối quan hệ của họ, thu thập thông tin cá nhân của nhau và gom góp kiến thức về đời sống của cả hai môi trường nên họ cứ để hồ sơ tiến triển theo sự tự nhiên. Sau 7 tháng thì đương đơn được mời đến LSQ phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn, viên chức lãnh sự đã hỏi về những cột mốc thời gian xoay quanh mối quan hệ của họ, và viên chức lãnh sự yêu cầu đương đơn cung cấp bằng chứng. Khi đương đơn không thể cung cấp những bằng chứng thuyết phục, viên chức lãnh sự bảo thông dịch viên điện thoại cho người bảo lãnh để kiểm chứng những thông tin mà đương đơn đã cung cấp, xem lời khai về các cột mốc thời gian của mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh có trùng khớp. Vì không chuẩn bị trước, nên cú điện thoại lúc giữa khuya từ LSQ đã làm người bảo lãnh lo sợ và anh ta đã không trả lời nhất quán với những gì đương đơn đã cung cấp; hồ sơ của họ đã bị từ chối vì lý do người bảo lãnh và đương đơn không cung cấp bằng chứng thuyết phục và lời khai của họ không nhất quán. Vì là hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn thê nên họ không đủ thời gian để khiếu nại, và hồ sơ này đã hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày được USCIS chấp thuận. Thân chủ chúng tôi và người bảo lãnh đã không quen nhau quá lâu và tình cảm chưa sâu đậm nên sau khi hồ sơ bị từ chối thì họ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Sau 2 tháng gây gổ và cãi vã, họ đã chia tay.
Năm 2005, thân chủ chúng tôi đăng ký kết hôn với một công dân Mỹ, và họ quyết định sống và làm việc tại Việt Nam. Năm 2009, sau khi đã sanh được 2 người con, có quốc tịch và hộ chiếu Mỹ, họ thuê một công ty luật rất nổi tiếng ở California mở hồ sơ bảo lãnh theo diện vợ chồng. Hồ sơ của họ tiến triển tốt đẹp, tuy nhiên khi hồ sơ được LSQ mời phỏng vấn thì một lần nữa đương đơn lại bị từ chối vì cô ta không lý giải và chứng minh được tại sao người bảo lãnh không quay về Mỹ để sinh sống trong 2 năm trước khi đương đơn đi phỏng vấn. Sau khi hồ sơ của họ bị từ chối thì giữa họ cũng đã xảy ra mâu thuẫn, và thân chủ chúng tôi đã gặp rất nhiều áp lực từ nhiều phía, như chính bản thân cô ta, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm và ngay cả người chồng. Ảnh hưởng tâm lý quá nặng nề, cô ta không dám khiếu nại, vì đã hai lần bị từ chối, nên hồ sơ đã bị USCIS đóng lại khi quá thời hạn 12 tháng.
Cuối năm 2010, người bảo lãnh được một người bạn, là khách hàng cũ từng được Quang Phan VISA chúng tôi tư vấn thành công, giới thiệu gia đình họ tìm đến Quang Phan VISA chúng tôi để được tư vấn cách giúp cho cả gia đình họ được định cư tại Mỹ. Sau khi hiểu rõ về hồ sơ của họ, Quang Phan VISA chúng tôi đã đồng ý đại diện mở hồ sơ bảo lãnh và tư vấn cho gia đình họ những bước cần thiết. Quang Phan VISA chúng tôi đã hướng dẫn cho cả đương đơn lẫn người bảo lãnh thật kỹ về những việc họ cần làm hàng ngày, hàng tuần, và hàng tháng để chuẩn bị cho hồ sơ. Tháng 12 năm 2011, thân chủ chúng tôi lại đi phỏng vấn lần thứ 3 và cô ta đã được cấp visa. Tháng 4 vừa qua, gia đình họ đã bắt đầu cuộc sống mới tại Dallas.
Một hồ sơ sẽ gồm rất nhiều yếu tố mà USCIS và LSQ sẽ dựa vào để quyết định cấp hay từ chối visa. Đương đơn và người bảo lãnh phải cung cấp thông tin cá nhân, kiến thức về đời sống giữa hai đất nước và bằng chứng về mối quan hệ. Những điều này cần được chuẩn bị càng sớm càng tốt, vì những gì đương đơn và người bảo lãnh cung cấp phải nhất quán.
Để được cuộc sống mới với người vợ tương lai tại Mỹ anh cần chuẩn bị kỹ. Vậy anh có muốn:
– “Biết cách xây dựng bằng chứng và thu thập kiến thức cho hồ sơ?”
– “Biết cách chuẩn bị phỏng vấn để có được sự nhất quán trong tất cả mọi thông tin cung cấp?”
Nếu anh trả lời “CÓ”, mời anh liên lạc tôi để được tư vấn cụ thể. Chúc anh và gia đình sớm được đoàn tụ có cuộc sống mới tại Mỹ.
NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
1. Không làm hôn thú để đi Mỹ nhanh hơn
2. Công thức tạo bằng chứng để đậu visa
3. Ly dị người lãnh mình qua để lãnh vợ mới có được không?
4. Không làm hôn thú mà có con thi khai sinh thế nào?
5. Bảo lãnh khi không có khai thuế đủ
6. Tại sao có con chung vẫn rớt visa ?
7. Kết hôn giả là cách nhanh nhất để đến Mỹ?
Cách đây 6 năm vợ cũ bảo lãnh tôi qua Mỹ, sau 3 năm chung sống chúng tôi không hợp nhau nên đã ly dị, năm ngoái tôi về Việt Nam chơi và yêu một người con gái, tôi có ý định cưới cô ấy và lãnh sang Mỹ thì có trở ngại gì không? Tôi nghe nói vừa mới ly dị thì khó lãnh người khác.
Trả lời:
Chào anh,
Dựa theo luật hôn nhân và di trú Hoa Kỳ thì bất kỳ công dân Hoa Kỳ độc thân nào cũng được quyền bảo lãnh vợ/chồng của mình với mục đích đoàn tụ tại Mỹ.
Tuy nhiên, vì có quá nhiều hồ sơ bảo lãnh từ Việt Nam đã làm giả mạo nên Bộ Công Dân và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) và Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ (LSQ) sẽ xét duyệt rất kỹ những hồ sơ đã từng có hôn nhân trước so các hồ sơ bảo lãnh tương tự từ nhiều nước khác. thực tế cho thấy có tới trên 80% hồ sơ đã làm giả mạo. Rất nhiều hồ sơ giả mạo về giấy tờ, lời khai, bằng chứng, và ngay cả con người, có nghĩa là các thành viên trong hồ sơ không phải người thân của đương đơn, như vợ hoặc con, và họ thông thường là bà con xa hoặc những người sẵn sàng trả một số tiền khá lớn, như vài chục ngàn đô la, để theo đuổi giấc mơ được định cư tại Mỹ. Và khi LSQ phát hiện những trường hợp này thì tất cả mọi người trong hồ sơ đó đều vĩnh viễn không được nhập cảnh Hoa Kỳ.
Để giúp anh và quý độc giả quan tâm khác, Quang Phan VISA chúng tôi xin chia sẻ một trường hợp rất khó khăn của khách hàng mà chúng tôi đã tư vấn thành công trong thời gian vừa qua. Năm 2000 thân chủ chúng tôi quen với một công dân Mỹ chưa đầy 5 tháng thì họ tự mở hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn thê. Vì không biết cách xây dựng bằng chứng cho mối quan hệ của họ, thu thập thông tin cá nhân của nhau và gom góp kiến thức về đời sống của cả hai môi trường nên họ cứ để hồ sơ tiến triển theo sự tự nhiên. Sau 7 tháng thì đương đơn được mời đến LSQ phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn, viên chức lãnh sự đã hỏi về những cột mốc thời gian xoay quanh mối quan hệ của họ, và viên chức lãnh sự yêu cầu đương đơn cung cấp bằng chứng. Khi đương đơn không thể cung cấp những bằng chứng thuyết phục, viên chức lãnh sự bảo thông dịch viên điện thoại cho người bảo lãnh để kiểm chứng những thông tin mà đương đơn đã cung cấp, xem lời khai về các cột mốc thời gian của mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh có trùng khớp. Vì không chuẩn bị trước, nên cú điện thoại lúc giữa khuya từ LSQ đã làm người bảo lãnh lo sợ và anh ta đã không trả lời nhất quán với những gì đương đơn đã cung cấp; hồ sơ của họ đã bị từ chối vì lý do người bảo lãnh và đương đơn không cung cấp bằng chứng thuyết phục và lời khai của họ không nhất quán. Vì là hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn thê nên họ không đủ thời gian để khiếu nại, và hồ sơ này đã hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày được USCIS chấp thuận. Thân chủ chúng tôi và người bảo lãnh đã không quen nhau quá lâu và tình cảm chưa sâu đậm nên sau khi hồ sơ bị từ chối thì họ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Sau 2 tháng gây gổ và cãi vã, họ đã chia tay.
Năm 2005, thân chủ chúng tôi đăng ký kết hôn với một công dân Mỹ, và họ quyết định sống và làm việc tại Việt Nam. Năm 2009, sau khi đã sanh được 2 người con, có quốc tịch và hộ chiếu Mỹ, họ thuê một công ty luật rất nổi tiếng ở California mở hồ sơ bảo lãnh theo diện vợ chồng. Hồ sơ của họ tiến triển tốt đẹp, tuy nhiên khi hồ sơ được LSQ mời phỏng vấn thì một lần nữa đương đơn lại bị từ chối vì cô ta không lý giải và chứng minh được tại sao người bảo lãnh không quay về Mỹ để sinh sống trong 2 năm trước khi đương đơn đi phỏng vấn. Sau khi hồ sơ của họ bị từ chối thì giữa họ cũng đã xảy ra mâu thuẫn, và thân chủ chúng tôi đã gặp rất nhiều áp lực từ nhiều phía, như chính bản thân cô ta, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm và ngay cả người chồng. Ảnh hưởng tâm lý quá nặng nề, cô ta không dám khiếu nại, vì đã hai lần bị từ chối, nên hồ sơ đã bị USCIS đóng lại khi quá thời hạn 12 tháng.
Cuối năm 2010, người bảo lãnh được một người bạn, là khách hàng cũ từng được Quang Phan VISA chúng tôi tư vấn thành công, giới thiệu gia đình họ tìm đến Quang Phan VISA chúng tôi để được tư vấn cách giúp cho cả gia đình họ được định cư tại Mỹ. Sau khi hiểu rõ về hồ sơ của họ, Quang Phan VISA chúng tôi đã đồng ý đại diện mở hồ sơ bảo lãnh và tư vấn cho gia đình họ những bước cần thiết. Quang Phan VISA chúng tôi đã hướng dẫn cho cả đương đơn lẫn người bảo lãnh thật kỹ về những việc họ cần làm hàng ngày, hàng tuần, và hàng tháng để chuẩn bị cho hồ sơ. Tháng 12 năm 2011, thân chủ chúng tôi lại đi phỏng vấn lần thứ 3 và cô ta đã được cấp visa. Tháng 4 vừa qua, gia đình họ đã bắt đầu cuộc sống mới tại Dallas.
Một hồ sơ sẽ gồm rất nhiều yếu tố mà USCIS và LSQ sẽ dựa vào để quyết định cấp hay từ chối visa. Đương đơn và người bảo lãnh phải cung cấp thông tin cá nhân, kiến thức về đời sống giữa hai đất nước và bằng chứng về mối quan hệ. Những điều này cần được chuẩn bị càng sớm càng tốt, vì những gì đương đơn và người bảo lãnh cung cấp phải nhất quán.
Để được cuộc sống mới với người vợ tương lai tại Mỹ anh cần chuẩn bị kỹ. Vậy anh có muốn:
– “Biết cách xây dựng bằng chứng và thu thập kiến thức cho hồ sơ?”
– “Biết cách chuẩn bị phỏng vấn để có được sự nhất quán trong tất cả mọi thông tin cung cấp?”
Nếu anh trả lời “CÓ”, mời anh liên lạc tôi để được tư vấn cụ thể. Chúc anh và gia đình sớm được đoàn tụ có cuộc sống mới tại Mỹ.
NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
1. Không làm hôn thú để đi Mỹ nhanh hơn
2. Công thức tạo bằng chứng để đậu visa
3. Ly dị người lãnh mình qua để lãnh vợ mới có được không?
4. Không làm hôn thú mà có con thi khai sinh thế nào?
5. Bảo lãnh khi không có khai thuế đủ
6. Tại sao có con chung vẫn rớt visa ?
7. Kết hôn giả là cách nhanh nhất để đến Mỹ?