Không làm hôn thú mà có con thi khai sinh thế nào?
Em và bạn trai quen nhau được 4 năm thì cưới nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn vì sợ chồng em vướng giấy tờ đi mỹ ,chồng em năm nay 31 tuổi,chồng em đi theo ba mẹ ảnh( ba mẹ ảnh thì được chú bảo lãnh),trong lúc phỏng vấn ảnh có cam kết với lãnh sự quán là còn độc thân,chồng em chỉ cần bổ túc thêm hồ sơ sức khỏe nữa là được,nhưng trong thời gian này em đang mang thai chuẩn bị sanh,em có vấn đề xin được hỏi:
**Khi chồng em được cấp visa, 2 chúng em đi đăng ký kết hôn và cho con lấy họ cha đươc ko a? **Hay là em phải để chồng em qua đó rồi quay về kết hôn và bảo lãnh mẹ con em,nhưng như vậy khi phỏng vấn có vấn đề gì trục trặc ko ạ? lúc đó là con em mang họ em nữa,có ảnh hưởng gì đến vấn đề bảo lãnh ko ạ?
Xin chân thành cảm ơn và mong được anh tư vấn sớm ạ
Đáp:
Chào K.V,
v Câu hỏi của em nằm trong tình trạng rất phổ biến hiện nay là trong thời gian được bảo lãnh, đương đơn phải duy trì tình trạng độc thân, tuy nhiên thời gian chờ bảo lãnh kéo dài từ 4 đến 6 năm thì người được bảo lãnh đương lúc thanh xuân khỏe mạnh, ai có thể ngăn nổi tình cảm lứa đôi và kết tinh của tình yêu chân thật là điều đáng chúc mừng.
Luật di trú quy định thường trú nhân có thẻ xanh mà bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi thì người con này phải duy trì tình trạng độc thân liên tục cho đến khi đặt chân đến Mỹ, trong một số trường hợp không rành rẽ nên xảy ra tình trạng cầm trong tay visa hoặc trước khi lên máy bay một ngày thì liền đi đăng ký kết hôn để tiện cho việc bảo lãnh vợ con về sau.
Thực tế, người được bảo lãnh vẫn được đến Mỹ và có thẻ xanh, tuy nhiên khi mở hồ sơ cho vợ con thì việc làm trái luật trước kia lúc này được phát hiện, do lúc này chỉ mới có thẻ xanh nên khả năng bị trục xuất về nước là có thể xảy ra.
Việc làm khai sinh cho đứa trẻ theo luật pháp Việt Nam, khi hai người chưa đăng ký kết hôn mà sinh con ra thì đứa con này sẽ được gọi con ngoài giá thú.
Khi làm đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú thì cũng giống như đăng ký khai sinh cho con trong giá thú, nếu cả cha và mẹ thừa nhận đứa con trên thì đương nhiên là trong giấy khai sinh của đứa con có ghi tên cả cha và mẹ . Trong vòng 60 ngày kế từ khi đứa bé ra đời thì cha mẹ hoặc ông bà phải đi làm giấy khai sinh.
Về thủ tục làm khai sinh cho con ngoài giá thú tại Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định như sau:
1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định). Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. 2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Khi chồng bạn đã đến Mỹ và muốn bảo lãnh vợ con , do chồng bạn và bạn chưa đăng ký kết hôn thì theo luật di trú Hoa Kỳ anh ta hoàn toàn có quyền quay về Việt Nam hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn cùng bạn, sau đó tiến hành bảo lãnh vợ và con theo diện hôn nhân giữa Thường Trú Nhân và người ngoại kiều. Và bạn nên lưu ý rằng vì hai vợ chồng bạn đã có con với nhau tại thời điểm anh ta được viên chức lãnh sự phỏng vấn nên họ sẽ quan tâm rất kỹ về sự trung thực trong lời khai và cam kết rằng anh ta vẫn còn độc thân. LSQ sẽ muốn biết rõ chi tiết cụ thể về mối quan hệ giữa anh ta và vợ, về thời điểm mối quan hệ được thiết lập, cách thức mà hai vợ chồng đã duy trì mối quan hệ, và đặc biệt là thời điểm mà hai vợ chồng bạn quyết định tiến đến hôn nhân và ngày tháng năm mà hai vợ chồng bạn đi đăng ký kết hôn.
Một khi LSQ tìm ra bằng chứng rằng bạn và chồng đã trở thành vợ chồng về mặt pháp lý trước thời điểm anh ta được LSQ phỏng vấn hay đặt chân đến Mỹ thì hồ sơ bảo lãnh vợ con sẽ bị LSQ từ chối hoặc “treo” vô thời hạn để điều tra hư thực.
Cách đây không lâu tôi đã giúp một gia đình trẻ, tương tự như trường hợp của bạn, mà người chồng đã được LSQ phỏng vấn cùng hồ sơ người cậu bảo lãnh cho mẹ. Gia đình họ đến nhờ tôi tư vấn trước khi mà người thanh niên này quyết định làm đám cưới với vợ mình. Họ đã quen nhau từ bé và cả hai gia đình đều chấp thuận cho họ đi đến hôn nhân, tuy nhiên bố mẹ của cả hai bên muốn vợ chồng họ và các con sau này được sinh sống, học tập, làm việc, phát triển, và có tương lai mới tại Hoa Kỳ. Tôi đã tư vấn cho họ rằng họ cứ tiến hành lễ hỏi và lễ cưới, và khi người vợ có con cứ khai tên người cha đúng như sự thật, vì tôi hiểu rằng tuy họ đã tổ chức đám cưới và có con nhưng theo luật pháp hôn nhân thì họ vẫn chưa phải là vợ chồng vì họ chưa đăng ký kết hôn. Tại buổi phỏng vấn LSQ cũng đã hỏi và yêu cầu người chồng ký tên vào bản cam kết rằng anh ta còn độc thân, và anh ta đã được LSQ cấp visa định cư đi theo mẹ. Sau khi được định cư tại Hoa Kỳ, tôi đã tiến hành đại diện cho gia đình họ mở hồ sơ bảo lãnh cho người vợ và đứa con trai mới sinh được 4 tháng. Việc đầu tiên hai vợ chồng họ đã làm, theo sự tư vấn của tôi, là đăng ký kết hôn, và người chồng đã về Việt Nam xin công hàm độc thân cùng với sự xác nhận của chính quyền địa phương, sau đó hoàn tất các thủ tục đăng ký kết hôn.
Sau thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh cho vợ và con được Bộ Công Dân và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) và Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia (NVC) chấp thuận, vợ và con của anh ta cũng được LSQ mời đến phỏng vấn. Ba tuần trước buổi phỏng vấn, tôi đã yêu cầu người chồng quay về Việt Nam để cùng chuẩn bị phỏng vấn với người vợ. Tôi đã tư vấn cho họ cách trả lời nhất quán cho tất cả những câu hỏi mà VCLS sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn, đồng thời đã hướng dẫn cho gia đình họ gom góp những bằng chứng thuyết phục về mối quan hệ của vợ chồng họ và mối quan hệ cha con giữa người bảo lãnh và đứa con. Trong buổi phỏng vấn, VCLS đã hỏi người chồng về lời hứa và cam kết của anh ta trước đây rằng anh ta vẫn còn độc thân khi được cùng phỏng vấn với người mẹ, anh ta đã khai đó là sự thật và rằng anh ta và vợ chỉ đăng ký kết hôn sau khi anh ta từ Mỹ quay về Việt Nam. VCLS cũng hỏi xoáy người vợ về vấn đề này và người vợ cũng trả lời nhất quán cùng người chồng, và sau 20 phút phỏng vấn, cả mẹ lẫn con đã được VCLS cấp visa để đoàn tụ tại Mỹ.
NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
1. Không làm hôn thú để đi Mỹ nhanh hơn
2. Công thức tạo bằng chứng để đậu visa
3. Ly dị người lãnh mình qua để lãnh vợ mới có được không?
4. Không làm hôn thú mà có con thi khai sinh thế nào?
5. Bảo lãnh khi không có khai thuế đủ
6. Tại sao có con chung vẫn rớt visa ?
7. Kết hôn giả là cách nhanh nhất để đến Mỹ?
Em và bạn trai quen nhau được 4 năm thì cưới nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn vì sợ chồng em vướng giấy tờ đi mỹ ,chồng em năm nay 31 tuổi,chồng em đi theo ba mẹ ảnh( ba mẹ ảnh thì được chú bảo lãnh),trong lúc phỏng vấn ảnh có cam kết với lãnh sự quán là còn độc thân,chồng em chỉ cần bổ túc thêm hồ sơ sức khỏe nữa là được,nhưng trong thời gian này em đang mang thai chuẩn bị sanh,em có vấn đề xin được hỏi:
**Khi chồng em được cấp visa, 2 chúng em đi đăng ký kết hôn và cho con lấy họ cha đươc ko a? **Hay là em phải để chồng em qua đó rồi quay về kết hôn và bảo lãnh mẹ con em,nhưng như vậy khi phỏng vấn có vấn đề gì trục trặc ko ạ? lúc đó là con em mang họ em nữa,có ảnh hưởng gì đến vấn đề bảo lãnh ko ạ?
Xin chân thành cảm ơn và mong được anh tư vấn sớm ạ
Đáp:
Chào K.V,
v Câu hỏi của em nằm trong tình trạng rất phổ biến hiện nay là trong thời gian được bảo lãnh, đương đơn phải duy trì tình trạng độc thân, tuy nhiên thời gian chờ bảo lãnh kéo dài từ 4 đến 6 năm thì người được bảo lãnh đương lúc thanh xuân khỏe mạnh, ai có thể ngăn nổi tình cảm lứa đôi và kết tinh của tình yêu chân thật là điều đáng chúc mừng.
Luật di trú quy định thường trú nhân có thẻ xanh mà bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi thì người con này phải duy trì tình trạng độc thân liên tục cho đến khi đặt chân đến Mỹ, trong một số trường hợp không rành rẽ nên xảy ra tình trạng cầm trong tay visa hoặc trước khi lên máy bay một ngày thì liền đi đăng ký kết hôn để tiện cho việc bảo lãnh vợ con về sau.
Thực tế, người được bảo lãnh vẫn được đến Mỹ và có thẻ xanh, tuy nhiên khi mở hồ sơ cho vợ con thì việc làm trái luật trước kia lúc này được phát hiện, do lúc này chỉ mới có thẻ xanh nên khả năng bị trục xuất về nước là có thể xảy ra.
Việc làm khai sinh cho đứa trẻ theo luật pháp Việt Nam, khi hai người chưa đăng ký kết hôn mà sinh con ra thì đứa con này sẽ được gọi con ngoài giá thú.
Khi làm đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú thì cũng giống như đăng ký khai sinh cho con trong giá thú, nếu cả cha và mẹ thừa nhận đứa con trên thì đương nhiên là trong giấy khai sinh của đứa con có ghi tên cả cha và mẹ . Trong vòng 60 ngày kế từ khi đứa bé ra đời thì cha mẹ hoặc ông bà phải đi làm giấy khai sinh.
Về thủ tục làm khai sinh cho con ngoài giá thú tại Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định như sau:
1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định). Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. 2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Khi chồng bạn đã đến Mỹ và muốn bảo lãnh vợ con , do chồng bạn và bạn chưa đăng ký kết hôn thì theo luật di trú Hoa Kỳ anh ta hoàn toàn có quyền quay về Việt Nam hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn cùng bạn, sau đó tiến hành bảo lãnh vợ và con theo diện hôn nhân giữa Thường Trú Nhân và người ngoại kiều. Và bạn nên lưu ý rằng vì hai vợ chồng bạn đã có con với nhau tại thời điểm anh ta được viên chức lãnh sự phỏng vấn nên họ sẽ quan tâm rất kỹ về sự trung thực trong lời khai và cam kết rằng anh ta vẫn còn độc thân. LSQ sẽ muốn biết rõ chi tiết cụ thể về mối quan hệ giữa anh ta và vợ, về thời điểm mối quan hệ được thiết lập, cách thức mà hai vợ chồng đã duy trì mối quan hệ, và đặc biệt là thời điểm mà hai vợ chồng bạn quyết định tiến đến hôn nhân và ngày tháng năm mà hai vợ chồng bạn đi đăng ký kết hôn.
Một khi LSQ tìm ra bằng chứng rằng bạn và chồng đã trở thành vợ chồng về mặt pháp lý trước thời điểm anh ta được LSQ phỏng vấn hay đặt chân đến Mỹ thì hồ sơ bảo lãnh vợ con sẽ bị LSQ từ chối hoặc “treo” vô thời hạn để điều tra hư thực.
Cách đây không lâu tôi đã giúp một gia đình trẻ, tương tự như trường hợp của bạn, mà người chồng đã được LSQ phỏng vấn cùng hồ sơ người cậu bảo lãnh cho mẹ. Gia đình họ đến nhờ tôi tư vấn trước khi mà người thanh niên này quyết định làm đám cưới với vợ mình. Họ đã quen nhau từ bé và cả hai gia đình đều chấp thuận cho họ đi đến hôn nhân, tuy nhiên bố mẹ của cả hai bên muốn vợ chồng họ và các con sau này được sinh sống, học tập, làm việc, phát triển, và có tương lai mới tại Hoa Kỳ. Tôi đã tư vấn cho họ rằng họ cứ tiến hành lễ hỏi và lễ cưới, và khi người vợ có con cứ khai tên người cha đúng như sự thật, vì tôi hiểu rằng tuy họ đã tổ chức đám cưới và có con nhưng theo luật pháp hôn nhân thì họ vẫn chưa phải là vợ chồng vì họ chưa đăng ký kết hôn. Tại buổi phỏng vấn LSQ cũng đã hỏi và yêu cầu người chồng ký tên vào bản cam kết rằng anh ta còn độc thân, và anh ta đã được LSQ cấp visa định cư đi theo mẹ. Sau khi được định cư tại Hoa Kỳ, tôi đã tiến hành đại diện cho gia đình họ mở hồ sơ bảo lãnh cho người vợ và đứa con trai mới sinh được 4 tháng. Việc đầu tiên hai vợ chồng họ đã làm, theo sự tư vấn của tôi, là đăng ký kết hôn, và người chồng đã về Việt Nam xin công hàm độc thân cùng với sự xác nhận của chính quyền địa phương, sau đó hoàn tất các thủ tục đăng ký kết hôn.
Sau thời gian chờ đợi hồ sơ bảo lãnh cho vợ và con được Bộ Công Dân và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) và Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia (NVC) chấp thuận, vợ và con của anh ta cũng được LSQ mời đến phỏng vấn. Ba tuần trước buổi phỏng vấn, tôi đã yêu cầu người chồng quay về Việt Nam để cùng chuẩn bị phỏng vấn với người vợ. Tôi đã tư vấn cho họ cách trả lời nhất quán cho tất cả những câu hỏi mà VCLS sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn, đồng thời đã hướng dẫn cho gia đình họ gom góp những bằng chứng thuyết phục về mối quan hệ của vợ chồng họ và mối quan hệ cha con giữa người bảo lãnh và đứa con. Trong buổi phỏng vấn, VCLS đã hỏi người chồng về lời hứa và cam kết của anh ta trước đây rằng anh ta vẫn còn độc thân khi được cùng phỏng vấn với người mẹ, anh ta đã khai đó là sự thật và rằng anh ta và vợ chỉ đăng ký kết hôn sau khi anh ta từ Mỹ quay về Việt Nam. VCLS cũng hỏi xoáy người vợ về vấn đề này và người vợ cũng trả lời nhất quán cùng người chồng, và sau 20 phút phỏng vấn, cả mẹ lẫn con đã được VCLS cấp visa để đoàn tụ tại Mỹ.
NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
1. Không làm hôn thú để đi Mỹ nhanh hơn
2. Công thức tạo bằng chứng để đậu visa
3. Ly dị người lãnh mình qua để lãnh vợ mới có được không?
4. Không làm hôn thú mà có con thi khai sinh thế nào?
5. Bảo lãnh khi không có khai thuế đủ
6. Tại sao có con chung vẫn rớt visa ?
7. Kết hôn giả là cách nhanh nhất để đến Mỹ?