Bảo lãnh hôn nhân đồng tính qua Mỹ
ĐỒNG TÍNH NỮ: TÍNH DỤC VÀ TÌNH DỤC
Nếu như dùng hình ảnh góc khuất để hình dung về thế giới của những chàng gay thì với lesbisan ở Việt Nam, có thể nói là góc khuất của góc khuất.
Với gay, vẫn còn mang trong mình cái tính khí nam nhi, bức tường của văn hóa phong kiến hơn 4,000 năm dù cho đã lung lay khá nhiều trong thiên niên kỷ mới vẫn còn thừa khả năng làm họ mỗi lần húc vào là mỗi lần sứt đầu mẻ trán thì với những cô gái, bức tường nảy càng cao vời vợi, càng không thể vượt qua.
Và, một giọt nước mắt của hai đấng sinh thành càng sâu như biển, càng cao hơn gấp bao lần cái bức tường nghiệt ngã trên kia.
Kể từ khi thông báo rộng rãi tin tức chính phủ Mỹ đã cho phép các cặp đồng tính được hưởng đầy đủ quyền lợi về Di trú , có thể bảo lãnh bạn đời bằng diện Hôn phu – Hôn thê mà không cần đăng ký kết hôn ở Việt Nam, hằng ngày tôi đều nhận được khá nhiều cuộc gọi từ cộng đồng LGBT, đa số các cuộc gọi đến từ các chàng gay nhưng thực sự đi đến quyết định thì các bạn les lại chiếm nhiều hơn.
Lý do là, các bạn gay ở Việt Nam đều muốn đi Mỹ nhưng người bảo lãnh họ lại do dự: liệu sau khi đến được thiên đường của tự do và cám dỗ, tôi có còn giữ được em?
Dù là, đã quen nhau 5 năm, 10 năm, hoặc hơn thế nữa, tận trong sâu kín, đa số những người gay vẫn chưa đủ tự tin ở phía bên kia, phải chăng, cho dù mang trong mình kiếp xác sâu hồn bướm thì cái bản ngã của giống đực vẫn còn quá mạnh mẽ, đến với nhau trước tiên vì hấp dẫn tình dục, sợ rời xa nhau cũng vì cái lý do ban đầu?
Với les, tôi cho rằng sự hấp dẫn tình dục chưa bao giờ là lý do đầu tiên, cấu tạo cơ thể mà tạo hóa ban tặng không cho phép họ thuận lợi về mặt tình dục như gay, có thể nói chính xác hơn, tính dục, tức là chỉ đơn thuần là giới tính mới là nguyên nhân, đơn giản hơn, tôi thích em vì em là nữ giới.
Cũng vì như thế, nếu như đã tìm đến với nhau, tình cảm giữa họ thật lay động lòng người.
Chọn một nghề nghiệp khá nam tính là kiến trúc sư, Ngọc có vẻ ngoài từng trải hơn độ tuổi 28 của mình, tuy vậy, khi kể về câu chuyện của mình, cô không thể kiềm được xúc động, ngồi kế bên cô, Lan thỉnh thoảng quay mặt đi chỗ khác, đôi mắt hoe đỏ.
Ngọc và Lan biết nhau từ cấp 2, khi Lan là một cô bé nhút nhát và tiểu thư đột nhiên phải ngồi kế bên cô bạn vừa chuyển trường có làn da đen nhẻm. Trong khi Lan mải mê với những cuốn tiểu thuyết lãng mạn thì Ngọc dành thời gian để tìm hiểu trò lắp ráp mô hình bằng giấy, Lan có thể ngồi hằng giờ để tết một kiểu tóc mới còn Ngọc thì không thể kiên nhẫn dù chỉ vài phút để học một vài đường kim chỉ giản đơn.
Vậy mà họ là đôi bạn thân. Họ cùng nhau lớn lên.
Ba mẹ Ngọc đã bỏ đi khi Ngọc mới vài tuổi, thường xuyên qua nhà Lan chơi, ba mẹ Lan đã coi cô như con gái.
Dậy thì! Thời gian đầy bối rối và gập ghềnh của giới tính, đôi bạn thân ngày nào đã không còn giữ được tình bạn trong sáng và thơ ngây ngày nào, giữa họ nảy mầm một cảm giác kì lạ, vừa bâng khuâng lại vừa run rẩy, họ đến với nhau như thiêu thân trong ánh sáng, một tình yêu tuyệt đẹp giữa hai cô gái mới lớn, vừa diễm lệ vừa biết bao nguy hiểm.
20 tuổi, gia cảnh Lan dần sa sút, hôn nhân với một người con trai từ Mỹ sẽ là cứu cánh trong lúc này, anh là con người bạn thân của ba mẹ Lan, anh cũng đã để ý Lan trong vài lần về nước gặp gỡ.
Trước ngưỡng cửa hạnh phúc của cuộc đời, thu hết can đảm, Lan nói thật với mẹ về mình và Ngọc, người mẹ không nói gì, cũng không phản đối, cô chỉ có thể nhìn cái dáng xiêu vẹo của bà từ từ bước lên cầu thang.
Vốn kiên cường và sẵn sàng đấu tranh với nghịch cảnh nhưng Ngọc lại chủ động chia tay với Lan, cô làm sao đấu tranh khi bản thân chỉ là một cô gái đang vất vả từng ngày để xoay sở học phí cho giảng đường đại học, đấu tranh làm sao khi từ lâu cô đã xem ba mẹ Lan như chính ba mẹ của mình, cô có thể nhẫn tâm nhìn sự nghiệp họ gầy dựng bao năm tan thành bọt biển?
Những gì cô có thể làm được là cố gắng đứng từ xa, nhìn Lan từ từ bước vào phòng cách ly ở phi trường, cố gắng không chạy ra khi cứ mỗi bước đi là mỗi lần Lan ngoái nhìn đằng sau, hi vọng gặp thêm cô một lần sau cuối.
Thời gian trôi qua, hôn nhân của Lan không thể nào có hạnh phúc, vợ chồng cô chia tay sau hơn 6 năm chung sống. Năm 2012, Lan về nước và biết được rằng Ngọc vẫn chưa bao giờ lập gia đình, tuy vậy, vì đã bảo lãnh ba mẹ sang Mỹ, cô không thể từ bỏ mà quay về hẳn Việt Nam.
Điều luật mới về Di trú của Mỹ cho các cặp đôi đồng tính là một cánh cửa đầy tươi sáng dành cho những cô gái như Ngọc và Lan, tuy vậy, để vượt qua cánh cửa tại Lãnh sự quán Mỹ là điều không hề dễ dàng, nhất là Lan đã từng lập gia đình, sẽ có rất nhiều câu hỏi, nhiều thử thách mà họ sẽ vượt qua.
Nhưng họ đã tìm đến tôi, họ sẽ được giúp đỡ.
Tôi sẽ chắc chắn giúp được họ. Tôi muốn thấy họ hạnh phúc. Tôi hoàn toàn có thể làm được.
ĐỒNG TÍNH NỮ: TÍNH DỤC VÀ TÌNH DỤC
Nếu như dùng hình ảnh góc khuất để hình dung về thế giới của những chàng gay thì với lesbisan ở Việt Nam, có thể nói là góc khuất của góc khuất.
Với gay, vẫn còn mang trong mình cái tính khí nam nhi, bức tường của văn hóa phong kiến hơn 4,000 năm dù cho đã lung lay khá nhiều trong thiên niên kỷ mới vẫn còn thừa khả năng làm họ mỗi lần húc vào là mỗi lần sứt đầu mẻ trán thì với những cô gái, bức tường nảy càng cao vời vợi, càng không thể vượt qua.
Và, một giọt nước mắt của hai đấng sinh thành càng sâu như biển, càng cao hơn gấp bao lần cái bức tường nghiệt ngã trên kia.
Kể từ khi thông báo rộng rãi tin tức chính phủ Mỹ đã cho phép các cặp đồng tính được hưởng đầy đủ quyền lợi về Di trú , có thể bảo lãnh bạn đời bằng diện Hôn phu – Hôn thê mà không cần đăng ký kết hôn ở Việt Nam, hằng ngày tôi đều nhận được khá nhiều cuộc gọi từ cộng đồng LGBT, đa số các cuộc gọi đến từ các chàng gay nhưng thực sự đi đến quyết định thì các bạn les lại chiếm nhiều hơn.
Lý do là, các bạn gay ở Việt Nam đều muốn đi Mỹ nhưng người bảo lãnh họ lại do dự: liệu sau khi đến được thiên đường của tự do và cám dỗ, tôi có còn giữ được em?
Dù là, đã quen nhau 5 năm, 10 năm, hoặc hơn thế nữa, tận trong sâu kín, đa số những người gay vẫn chưa đủ tự tin ở phía bên kia, phải chăng, cho dù mang trong mình kiếp xác sâu hồn bướm thì cái bản ngã của giống đực vẫn còn quá mạnh mẽ, đến với nhau trước tiên vì hấp dẫn tình dục, sợ rời xa nhau cũng vì cái lý do ban đầu?
Với les, tôi cho rằng sự hấp dẫn tình dục chưa bao giờ là lý do đầu tiên, cấu tạo cơ thể mà tạo hóa ban tặng không cho phép họ thuận lợi về mặt tình dục như gay, có thể nói chính xác hơn, tính dục, tức là chỉ đơn thuần là giới tính mới là nguyên nhân, đơn giản hơn, tôi thích em vì em là nữ giới.
Cũng vì như thế, nếu như đã tìm đến với nhau, tình cảm giữa họ thật lay động lòng người.
Chọn một nghề nghiệp khá nam tính là kiến trúc sư, Ngọc có vẻ ngoài từng trải hơn độ tuổi 28 của mình, tuy vậy, khi kể về câu chuyện của mình, cô không thể kiềm được xúc động, ngồi kế bên cô, Lan thỉnh thoảng quay mặt đi chỗ khác, đôi mắt hoe đỏ.
Ngọc và Lan biết nhau từ cấp 2, khi Lan là một cô bé nhút nhát và tiểu thư đột nhiên phải ngồi kế bên cô bạn vừa chuyển trường có làn da đen nhẻm. Trong khi Lan mải mê với những cuốn tiểu thuyết lãng mạn thì Ngọc dành thời gian để tìm hiểu trò lắp ráp mô hình bằng giấy, Lan có thể ngồi hằng giờ để tết một kiểu tóc mới còn Ngọc thì không thể kiên nhẫn dù chỉ vài phút để học một vài đường kim chỉ giản đơn.
Vậy mà họ là đôi bạn thân. Họ cùng nhau lớn lên.
Ba mẹ Ngọc đã bỏ đi khi Ngọc mới vài tuổi, thường xuyên qua nhà Lan chơi, ba mẹ Lan đã coi cô như con gái.
Dậy thì! Thời gian đầy bối rối và gập ghềnh của giới tính, đôi bạn thân ngày nào đã không còn giữ được tình bạn trong sáng và thơ ngây ngày nào, giữa họ nảy mầm một cảm giác kì lạ, vừa bâng khuâng lại vừa run rẩy, họ đến với nhau như thiêu thân trong ánh sáng, một tình yêu tuyệt đẹp giữa hai cô gái mới lớn, vừa diễm lệ vừa biết bao nguy hiểm.
20 tuổi, gia cảnh Lan dần sa sút, hôn nhân với một người con trai từ Mỹ sẽ là cứu cánh trong lúc này, anh là con người bạn thân của ba mẹ Lan, anh cũng đã để ý Lan trong vài lần về nước gặp gỡ.
Trước ngưỡng cửa hạnh phúc của cuộc đời, thu hết can đảm, Lan nói thật với mẹ về mình và Ngọc, người mẹ không nói gì, cũng không phản đối, cô chỉ có thể nhìn cái dáng xiêu vẹo của bà từ từ bước lên cầu thang.
Vốn kiên cường và sẵn sàng đấu tranh với nghịch cảnh nhưng Ngọc lại chủ động chia tay với Lan, cô làm sao đấu tranh khi bản thân chỉ là một cô gái đang vất vả từng ngày để xoay sở học phí cho giảng đường đại học, đấu tranh làm sao khi từ lâu cô đã xem ba mẹ Lan như chính ba mẹ của mình, cô có thể nhẫn tâm nhìn sự nghiệp họ gầy dựng bao năm tan thành bọt biển?
Những gì cô có thể làm được là cố gắng đứng từ xa, nhìn Lan từ từ bước vào phòng cách ly ở phi trường, cố gắng không chạy ra khi cứ mỗi bước đi là mỗi lần Lan ngoái nhìn đằng sau, hi vọng gặp thêm cô một lần sau cuối.
Thời gian trôi qua, hôn nhân của Lan không thể nào có hạnh phúc, vợ chồng cô chia tay sau hơn 6 năm chung sống. Năm 2012, Lan về nước và biết được rằng Ngọc vẫn chưa bao giờ lập gia đình, tuy vậy, vì đã bảo lãnh ba mẹ sang Mỹ, cô không thể từ bỏ mà quay về hẳn Việt Nam.
Điều luật mới về Di trú của Mỹ cho các cặp đôi đồng tính là một cánh cửa đầy tươi sáng dành cho những cô gái như Ngọc và Lan, tuy vậy, để vượt qua cánh cửa tại Lãnh sự quán Mỹ là điều không hề dễ dàng, nhất là Lan đã từng lập gia đình, sẽ có rất nhiều câu hỏi, nhiều thử thách mà họ sẽ vượt qua.
Nhưng họ đã tìm đến tôi, họ sẽ được giúp đỡ.
Tôi sẽ chắc chắn giúp được họ. Tôi muốn thấy họ hạnh phúc. Tôi hoàn toàn có thể làm được.