DẤU HIỆU HỒ SƠ SẼ BỊ LÃNH SỰ QUÁN ĐIỀU TRA
Chào anh Nhật Quang,
Em được chồng mở hồ sơ bảo lãnh và em đã đi phỏng vấn từ tháng 5/2014, sau buổi phỏng vấn người trong lãnh sự quán có phát cho em một tờ giấy rồi kêu về nhà chờ xem xét, trong giấy không thấy ghi phải làm gì cả nhưng từ đó đến nay không thấy ai liên lạc nữa hết,. Em rất hoang mang, mong anh cho em biết bây giờ em phải làm sao? Em xin cám ơn rất nhiều.
Thủy
Đáp:
Chào Thủy,
Từ cổng của LSQ bước ra thì đương đơn sẽ rơi vào 3 trường hợp: được chấp thuận, bị từ chối và bị bổ sung, tức là được nhận một tờ giấy màu xanh thông báo visa chưa được cấp vì chưa hội đủ một số thông tin cần thiết. Tờ giấy này, như thiết kế màu của nó, vẫn còn cho đương đơn những tia hi vọng.
Một số thông tin bổ sung điển hình được yêu cầu nộp thêm là bảo trợ trợ tài chính, bằng chứng , tường trình mối quan hệ và yêu cầu được ghi ra rõ ràng, thậm chí đôi khi chỉ cần bổ sung một cùi vé máy bay là đã có thể được cấp visa. Bên cạnh đó, sẽ có những tờ giấy màu xanh được phát ra với nội dung rất chung chung và đương đơn được yêu cầu về nhà chờ đợi xem xét, đây chính là một dấu hiệu của việc hồ sơ sẽ bị điều tra, điều đáng lo ngại nhất đối với người được bảo lãnh.
Các trường hợp bị điều tra hẳn nhiên thường rơi vào các hồ sơ diện kết hôn hoặc fiancé. Thời gian để nhân viên LSQ điều tra một “mối quan hệ trong sáng” thường kéo dài từ 6-12 tháng.
Trong khi điều tra, nhân viên lãnh sự có thể vào một buổi sáng thình lình xuất hiện trước cổng nhà bạn, họ được phép xem những cuộc gọi và tin nhắn gần nhất trong điện thoại, lịch sử của trình chat yahoo gần nhất, họ có thể vào xem phòng ngủ của bạn để biết liệu có bức hình nào chụp chung giữa bạn và người phối ngẫu được để ở đầu giường?
Được huấn luyện hàng trăm phương pháp để chống gian lận trong di trú, các buổi điều tra như thế này luôn đem lại hiệu quả cần thiết, trong một số trường hợp, người bị điều tra có thể bị khép vào tội khai man và sẽ bị cấm nhập cảnh vào nước Mỹ vĩnh viễn.
Cách đây không lâu, tôi đã tiếp một khách hàng là chị N, chị và người chồng cũ đã ly thân 3 năm nhưng vẫn sống chung nhà vì con cái. Vào tháng 2 năm 2012, chị chính thức ký giấy ly hôn với chồng cũ.
Trong thời gian ly thân chị có bạn bè giới thiệu với anh L và nảy sinh tình cảm, anh L cũng có về nước thăm chị vài lần Tháng 5/2012, tức là 3 tháng sau khi chị ly hôn, anh L về nước , kết hôn và mở hồ sơ cho chị N, tháng 8/2013 chị được gọi đi phỏng vấn. Sau buổi phỏng vấn, chị được yêu cầu về nhà chờ xem xét.
Giữa tháng 3/2014, chị N được gửi thư thông báo kết quả điều tra rằng chị N không được cấp visa vì mối quan hệ là không thật. Sau đó chị N được biết rằng nhân viên phụ trách điều tra đã đến nhà của chị N và hỏi những người chung quanh bán kính vài trăm mét, họ đều nói chị và chồng cũ vẫn sống chung nhà
Trên thực tế người chồng cũ đã dọn ra ở riêng khi hai người chính thức ly hôn, tuy nhiên anh vẫn thường xuyên lui tới để chăm sóc con cái và đôi khi ở lại qua đêm, thêm nữa gia đình chị N trước giờ vẫn là gia đình mẫu mực, có văn hóa cao trong mắt láng giềng, mâu thuẫn giữa họ người bên ngoài không hay biết. Vì vậy , khi được nhân viên lãnh sự hỏi đến, họ cứ ngỡ hai người vẫn còn là vợ chồng.
Một khi kết quả điều tra đã được thông báo, rất khó để đảo ngược kết luận này nếu không có những thông tin hoặc bằng chứng thật vững chắc để phản biện, trong trường hợp của chị N, hồ sơ bị trả về Sở di trú và bằng một số phương pháp nghiệp vụ, có thể xin Sở di trú tái chấp thuận hồ sơ đã bị từ chối. Tuy nhiên, một số trường hợp khác thì không được may mắn như thế, đương đơn có thể bị khép vào khung phạt cấp nhập cảnh Mỹ vĩnh viễn.
Chốt lại là, một khi hồ sơ của bạn có dấu hiệu bị điều tra hoặc một vấn đề nào đó được ghi trong “ giấy xanh” mà bạn mơ hồ, tìm đến một văn phòng tư vấn di trú có kinh nghiệm để xử lý chính là cách đảm bảo nhất để tránh những sự cố đáng tiếc nhất cho niềm vui và hạnh phúc được đoàn tụ của bạn và người thân yêu.
Có thể bạn quan tậm
1. Công thức lấy visa Mỹ diện vợ chồng và fiance
2. Cách lèo lái câu hỏi của nhân viên lãnh sự
3. Chuẩn bị thế nào trước khi đi phỏng vấn
4. Tâm trạng của đương đơn trong buổi phỏng vấn lấy visa Mỹ
5. Dấu hiệu bị điều tra
6. Những điều nên tránh khi đi phỏng vấn lấy visa Mỹ
7. Nhân viên lãnh sự được huấn luyện để bác bỏ bằng chứng như thế nào?
8. Có nên phí tiền cho dịch vụ làm visa Mỹ?
9. Làm sao để không rớt visa Mỹ?
10. Tấm màn màu xanh dương hay lá cây?
11. Xây dựng bằng chứng trong kỉ nguyên smartphone
Chào anh Nhật Quang,
Em được chồng mở hồ sơ bảo lãnh và em đã đi phỏng vấn từ tháng 5/2014, sau buổi phỏng vấn người trong lãnh sự quán có phát cho em một tờ giấy rồi kêu về nhà chờ xem xét, trong giấy không thấy ghi phải làm gì cả nhưng từ đó đến nay không thấy ai liên lạc nữa hết,. Em rất hoang mang, mong anh cho em biết bây giờ em phải làm sao? Em xin cám ơn rất nhiều.
Thủy
Đáp:
Chào Thủy,
Từ cổng của LSQ bước ra thì đương đơn sẽ rơi vào 3 trường hợp: được chấp thuận, bị từ chối và bị bổ sung, tức là được nhận một tờ giấy màu xanh thông báo visa chưa được cấp vì chưa hội đủ một số thông tin cần thiết. Tờ giấy này, như thiết kế màu của nó, vẫn còn cho đương đơn những tia hi vọng.
Một số thông tin bổ sung điển hình được yêu cầu nộp thêm là bảo trợ trợ tài chính, bằng chứng , tường trình mối quan hệ và yêu cầu được ghi ra rõ ràng, thậm chí đôi khi chỉ cần bổ sung một cùi vé máy bay là đã có thể được cấp visa. Bên cạnh đó, sẽ có những tờ giấy màu xanh được phát ra với nội dung rất chung chung và đương đơn được yêu cầu về nhà chờ đợi xem xét, đây chính là một dấu hiệu của việc hồ sơ sẽ bị điều tra, điều đáng lo ngại nhất đối với người được bảo lãnh.
Các trường hợp bị điều tra hẳn nhiên thường rơi vào các hồ sơ diện kết hôn hoặc fiancé. Thời gian để nhân viên LSQ điều tra một “mối quan hệ trong sáng” thường kéo dài từ 6-12 tháng.
Trong khi điều tra, nhân viên lãnh sự có thể vào một buổi sáng thình lình xuất hiện trước cổng nhà bạn, họ được phép xem những cuộc gọi và tin nhắn gần nhất trong điện thoại, lịch sử của trình chat yahoo gần nhất, họ có thể vào xem phòng ngủ của bạn để biết liệu có bức hình nào chụp chung giữa bạn và người phối ngẫu được để ở đầu giường?
Được huấn luyện hàng trăm phương pháp để chống gian lận trong di trú, các buổi điều tra như thế này luôn đem lại hiệu quả cần thiết, trong một số trường hợp, người bị điều tra có thể bị khép vào tội khai man và sẽ bị cấm nhập cảnh vào nước Mỹ vĩnh viễn.
Cách đây không lâu, tôi đã tiếp một khách hàng là chị N, chị và người chồng cũ đã ly thân 3 năm nhưng vẫn sống chung nhà vì con cái. Vào tháng 2 năm 2012, chị chính thức ký giấy ly hôn với chồng cũ.
Trong thời gian ly thân chị có bạn bè giới thiệu với anh L và nảy sinh tình cảm, anh L cũng có về nước thăm chị vài lần Tháng 5/2012, tức là 3 tháng sau khi chị ly hôn, anh L về nước , kết hôn và mở hồ sơ cho chị N, tháng 8/2013 chị được gọi đi phỏng vấn. Sau buổi phỏng vấn, chị được yêu cầu về nhà chờ xem xét.
Giữa tháng 3/2014, chị N được gửi thư thông báo kết quả điều tra rằng chị N không được cấp visa vì mối quan hệ là không thật. Sau đó chị N được biết rằng nhân viên phụ trách điều tra đã đến nhà của chị N và hỏi những người chung quanh bán kính vài trăm mét, họ đều nói chị và chồng cũ vẫn sống chung nhà
Trên thực tế người chồng cũ đã dọn ra ở riêng khi hai người chính thức ly hôn, tuy nhiên anh vẫn thường xuyên lui tới để chăm sóc con cái và đôi khi ở lại qua đêm, thêm nữa gia đình chị N trước giờ vẫn là gia đình mẫu mực, có văn hóa cao trong mắt láng giềng, mâu thuẫn giữa họ người bên ngoài không hay biết. Vì vậy , khi được nhân viên lãnh sự hỏi đến, họ cứ ngỡ hai người vẫn còn là vợ chồng.
Một khi kết quả điều tra đã được thông báo, rất khó để đảo ngược kết luận này nếu không có những thông tin hoặc bằng chứng thật vững chắc để phản biện, trong trường hợp của chị N, hồ sơ bị trả về Sở di trú và bằng một số phương pháp nghiệp vụ, có thể xin Sở di trú tái chấp thuận hồ sơ đã bị từ chối. Tuy nhiên, một số trường hợp khác thì không được may mắn như thế, đương đơn có thể bị khép vào khung phạt cấp nhập cảnh Mỹ vĩnh viễn.
Chốt lại là, một khi hồ sơ của bạn có dấu hiệu bị điều tra hoặc một vấn đề nào đó được ghi trong “ giấy xanh” mà bạn mơ hồ, tìm đến một văn phòng tư vấn di trú có kinh nghiệm để xử lý chính là cách đảm bảo nhất để tránh những sự cố đáng tiếc nhất cho niềm vui và hạnh phúc được đoàn tụ của bạn và người thân yêu.
Có thể bạn quan tậm
1. Công thức lấy visa Mỹ diện vợ chồng và fiance
2. Cách lèo lái câu hỏi của nhân viên lãnh sự
3. Chuẩn bị thế nào trước khi đi phỏng vấn
4. Tâm trạng của đương đơn trong buổi phỏng vấn lấy visa Mỹ
5. Dấu hiệu bị điều tra
6. Những điều nên tránh khi đi phỏng vấn lấy visa Mỹ
7. Nhân viên lãnh sự được huấn luyện để bác bỏ bằng chứng như thế nào?
8. Có nên phí tiền cho dịch vụ làm visa Mỹ?
9. Làm sao để không rớt visa Mỹ?
10. Tấm màn màu xanh dương hay lá cây?
11. Xây dựng bằng chứng trong kỉ nguyên smartphone