CÓ NÊN PHÍ TIỀN CHO DỊCH VỤ LÀM VISA MỸ ?
Trong tháng 2/2014, tôi tiếp một khách hàng là chị Loan và câu chuyện của chị kể trong lúc tư vấn cộng với chất giọng miền Tây sang sảng làm tôi nhiều lúc phải bật cười dù xét về hoàn cảnh thì như thế là không được lịch sự cho lắm.
Chị Loan đã gần 50 tuổi, chị và người chồng cũ đã chia tay gần 20 năm, một mình nuôi 3 người con nhưng bằng sự đảm đang và duyên buôn bán, chị đã xây dựng cho mình một cơ ngơi kha khá và các con đều học hành đến nơi đến chốn.
Năm 2012, theo trào lưu học khiêu vũ, chị cũng đăng ký xem như vừa vui chơi vừa tập thể dục, trong một lần đi vũ trường để thực tập cùng nhóm bạn học chung, chị quen với anh Đức là Việt kiều Mỹ. Anh Đức đã hơn 60 tuổi, cũng đã về hưu nhưng ngoại hình và sức khỏe vẫn còn rất tráng kiện.
Trong thời gian khoảng 6 tháng ở Việt Nam, cuộc tình giữa hai người diễn ra khá tự nhiên và nồng ấm, anh chị đi chơi rất nhiều nơi và lưu lại rất nhiều hình ảnh làm kỉ niệm, anh chị cũng đã tổ chức lễ đính hôn và nhận lời chúc phúc của rất nhiều bà con hàng xóm, bạn bè , người thân.
Ngay khi vừa đặt chân trở về Mỹ, anh Đức ngay lập tức mở hồ sơ bảo lãnh chị Loan theo diện hôn thê. Anh Đức chỉ nhờ một người bà con giúp điền đơn và nộp cho Sở di trú Mỹ.
Hồ sơ của anh chị được Sở di trú chấp thuận và sau đó có thư mời phỏng vấn, trong thời gian chờ phỏng vấn, chị đã thu xếp công việc, nhà cửa và trong lúc tán gẫu với hàng xóm, chị cũng bàn với họ một vài kế hoạch ăn uống, đi chơi cùng nhau trước khi chia tay.
Mặc dù có nghe nói về việc xét duyệt cấp visa diện vợ chồng, hôn thê là không dễ dàng nhưng chị Loan rất tin tưởng vào mối quan hệ thật sự của mình, không giả dối, không vụ lợi, trên thực tế, tài sản của chị ở Việt Nam còn trội hơn anh Đức ở Mỹ, hơn nữa, tuổi đời của chị cũng đã chín chắn để nói chuyện thuyết phục người khác.
Trong buổi phỏng vấn, viên chức lãnh sự hỏi chị anh Đức ly dị vợ cũ đã bao nhiêu năm, chị bình tĩnh trả lời là trên 10 năm nhưng không trả lời được chính xác là khi nào, viên chức lại hỏi hiện tại anh Đức có bao nhiêu tiền trong tài khoản, chị cũng không trả lời được vì chị chưa bao giờ hỏi anh về điều này vì ngại là anh có suy nghĩ không hay về mình. Cuối buổi phỏng vấn, chị được phát “giấy xanh” và được yêu cầu về nhà chờ đợi.
Mang tậm trạng trĩu nặng khi từ lãnh sự quán trở về nhà, chị liên tục nhận được những cuộc gọi hỏi thăm tình hình phỏng vấn, vừa về đến đầu cổng, bà Năm hàng xóm thân nhất với chị đã hỏi ngay khi nào chị đi Mỹ.
Đó là một ngày thật mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể xác vì vừa phải chờ đợi rất lâu mới tới lượt phỏng vấn, vừa nhận một kết quả không như mong đợi. Điện thoại từ bên Mỹ lại đổ chuông, chị nhìn đồng hồ, đã quá nửa đêm bên đó, anh Đức vẫn thức để đợi chị, phải trả lời anh thế nào đây ?
Buổi sáng nào cũng vậy, chị Loan đều dậy sớm để quét lá rụng trước sân, vừa thể dục vừa chat chit với bà Năm kế bên nhà, sau ngày phỏng vấn, cứ sáng nào ra sân, bà Năm đều hỏi chị tình hình thế nào rồi, khi nào chị đi Mỹ ?
“ Riết rồi chị không dám dậy sớm quét lá nữa đó em, phải đợi bà Năm quét xong chị mới dám ra khỏi nhà”
Có thể thấy một điều rất rõ ràng là một cuộc phỏng vấn visa thất bại, người chịu áp lực lớn nhất là người được bảo lãnh, ngoài nỗi sợ hãi người bên Mỹ sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ đợi mình, họ còn phải đối diện với bạn bè, đồng nghiệp, bà con về chuyện đi Mỹ.
Những đối thoại tưởng chừng như chỉ là trò đùa vô hại sẽ đem đến mặc cảm rất lớn.
– Sao nói sắp đi Mỹ rồi mà ?
– Sắp đi Mỹ rồi còn đi làm chi nữa, để chỗ cho người ta đỡ thất nghiệp chứ nào?
Để qua việc mệt mỏi về tinh thần qua, chúng ta dành ra một ít thời gian để xem về chuyện tiền bạc.
Từ cổng lãnh sự quán bước ra, chỉ có 3 trường hợp sau, ở đây chỉ đề cập diện vợ chồng:
1. Bị từ chối: mất 14-16 tháng để làm lại hồ sơ
2. Bổ sung bằng chứng, giấy tờ: mất từ 1-3 tháng
3. Bị điều tra; mất từ 6-12 tháng
Với khoảng thời gian đó, nếu sử dụng một dịch vụ với giá trọn gói khoảng 3,000 USD, khi đã đặt chân đến Mỹ và tìm được công việc đơn giản như làm nail, thu nhập bình quân 4,000 USD/tháng
1. Trong 3 tháng là 12,000 USD, gấp 4 lần phí dịch vụ
2. Trong 6 tháng là 24,000 USD gấp 8 lần phí dịch vụ
3. Trong 12 tháng là 48,000 USD gấp 12 lần phí dịch vụ
Quay lại với trường hợp chị Loan, sau khi được hỗ trợ từ chúng tôi, sau 7 tháng, viên chức LSQ điều tra mối quan hệ , chị đã được cấp visa để cùng nhau xây dựng hạnh phúc với anh Đức tại Mỹ.
Câu hỏi đặt ra là nếu như từ những ngày đầu chị đã tìm đến chúng tôi, chị sẽ không mất đến 7 tháng để ngày nào cũng hồi hộp chờ đợi buổi điều tra, sẽ không cần phải e dè bà Năm quét lá?
Về bản chất, luật di trú Mỹ với những đơn từ và buổi phỏng vấn không phải được thiết lập để đánh đố đương đơn, trên thực tế những đơn từ này đều được hướng dẫn khá rành mạch để những người am hiểu tiếng Anh có thể sử dụng. Tuy vậy, làm việc với hàng tá giấy tờ không phải là thế mạnh của nhiều người, chúng ta hãy thử so sánh với một số đơn chỉ thuần tiếng Việt để chuyển đổi hộ khẩu từ tỉnh lên Sài Gòn chẳng hạn, liệu có phải rất nhẹ nhàng để hoàn thành ? Huống chi, chúng ta đang làm đơn để di trú sang nước khác ?
Hoàn tất đơn từ chỉ chiếm 10% khả năng đạt visa, tại buổi phỏng vấn, với hậu quả của hàng trăm ngàn hồ sơ giả trước đó, đương đơn sẽ phải chứng minh rất hoàn hảo mối quan hệ và trả lời thật nhất quán. Thực tế cho thấy, những hồ sơ giả còn hoàn hảo hơn cả hồ sơ thật.
Luật di trú Mỹ chưa bao giờ khuyến khích đương đơn sử dụng dịch vụ nhưng trong các văn bản đều cho phép được phép nhờ cậy một bên thứ ba đại diện cho hồ sơ của đương đơn.
Cuối cùng, đương đơn có quyền lựa chọn tiết kiệm vài ngàn USD hay sử dụng số tiền này để quẳng đi sự lo ngại và cả nỗi sợ hãi cùng muôn ngàn áp lực khi phải đối diện với viễn cảnh bị từ chối cấp visa sau khi bước ra từ phòng lãnh sự,
Có thể bạn quan tậm
1. Công thức lấy visa Mỹ diện vợ chồng và fiance
2. Cách lèo lái câu hỏi của nhân viên lãnh sự
3. Chuẩn bị thế nào trước khi đi phỏng vấn
4. Tâm trạng của đương đơn trong buổi phỏng vấn lấy visa Mỹ
5. Dấu hiệu bị điều tra
6. Những điều nên tránh khi đi phỏng vấn lấy visa Mỹ
7. Nhân viên lãnh sự được huấn luyện để bác bỏ bằng chứng như thế nào?
8. Có nên phí tiền cho dịch vụ làm visa Mỹ?
9. Làm sao để không rớt visa Mỹ?
10. Tấm màn màu xanh dương hay lá cây?
11. Xây dựng bằng chứng trong kỉ nguyên smartphone
Trong tháng 2/2014, tôi tiếp một khách hàng là chị Loan và câu chuyện của chị kể trong lúc tư vấn cộng với chất giọng miền Tây sang sảng làm tôi nhiều lúc phải bật cười dù xét về hoàn cảnh thì như thế là không được lịch sự cho lắm.
Chị Loan đã gần 50 tuổi, chị và người chồng cũ đã chia tay gần 20 năm, một mình nuôi 3 người con nhưng bằng sự đảm đang và duyên buôn bán, chị đã xây dựng cho mình một cơ ngơi kha khá và các con đều học hành đến nơi đến chốn.
Năm 2012, theo trào lưu học khiêu vũ, chị cũng đăng ký xem như vừa vui chơi vừa tập thể dục, trong một lần đi vũ trường để thực tập cùng nhóm bạn học chung, chị quen với anh Đức là Việt kiều Mỹ. Anh Đức đã hơn 60 tuổi, cũng đã về hưu nhưng ngoại hình và sức khỏe vẫn còn rất tráng kiện.
Trong thời gian khoảng 6 tháng ở Việt Nam, cuộc tình giữa hai người diễn ra khá tự nhiên và nồng ấm, anh chị đi chơi rất nhiều nơi và lưu lại rất nhiều hình ảnh làm kỉ niệm, anh chị cũng đã tổ chức lễ đính hôn và nhận lời chúc phúc của rất nhiều bà con hàng xóm, bạn bè , người thân.
Ngay khi vừa đặt chân trở về Mỹ, anh Đức ngay lập tức mở hồ sơ bảo lãnh chị Loan theo diện hôn thê. Anh Đức chỉ nhờ một người bà con giúp điền đơn và nộp cho Sở di trú Mỹ.
Hồ sơ của anh chị được Sở di trú chấp thuận và sau đó có thư mời phỏng vấn, trong thời gian chờ phỏng vấn, chị đã thu xếp công việc, nhà cửa và trong lúc tán gẫu với hàng xóm, chị cũng bàn với họ một vài kế hoạch ăn uống, đi chơi cùng nhau trước khi chia tay.
Mặc dù có nghe nói về việc xét duyệt cấp visa diện vợ chồng, hôn thê là không dễ dàng nhưng chị Loan rất tin tưởng vào mối quan hệ thật sự của mình, không giả dối, không vụ lợi, trên thực tế, tài sản của chị ở Việt Nam còn trội hơn anh Đức ở Mỹ, hơn nữa, tuổi đời của chị cũng đã chín chắn để nói chuyện thuyết phục người khác.
Trong buổi phỏng vấn, viên chức lãnh sự hỏi chị anh Đức ly dị vợ cũ đã bao nhiêu năm, chị bình tĩnh trả lời là trên 10 năm nhưng không trả lời được chính xác là khi nào, viên chức lại hỏi hiện tại anh Đức có bao nhiêu tiền trong tài khoản, chị cũng không trả lời được vì chị chưa bao giờ hỏi anh về điều này vì ngại là anh có suy nghĩ không hay về mình. Cuối buổi phỏng vấn, chị được phát “giấy xanh” và được yêu cầu về nhà chờ đợi.
Mang tậm trạng trĩu nặng khi từ lãnh sự quán trở về nhà, chị liên tục nhận được những cuộc gọi hỏi thăm tình hình phỏng vấn, vừa về đến đầu cổng, bà Năm hàng xóm thân nhất với chị đã hỏi ngay khi nào chị đi Mỹ.
Đó là một ngày thật mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể xác vì vừa phải chờ đợi rất lâu mới tới lượt phỏng vấn, vừa nhận một kết quả không như mong đợi. Điện thoại từ bên Mỹ lại đổ chuông, chị nhìn đồng hồ, đã quá nửa đêm bên đó, anh Đức vẫn thức để đợi chị, phải trả lời anh thế nào đây ?
Buổi sáng nào cũng vậy, chị Loan đều dậy sớm để quét lá rụng trước sân, vừa thể dục vừa chat chit với bà Năm kế bên nhà, sau ngày phỏng vấn, cứ sáng nào ra sân, bà Năm đều hỏi chị tình hình thế nào rồi, khi nào chị đi Mỹ ?
“ Riết rồi chị không dám dậy sớm quét lá nữa đó em, phải đợi bà Năm quét xong chị mới dám ra khỏi nhà”
Có thể thấy một điều rất rõ ràng là một cuộc phỏng vấn visa thất bại, người chịu áp lực lớn nhất là người được bảo lãnh, ngoài nỗi sợ hãi người bên Mỹ sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ đợi mình, họ còn phải đối diện với bạn bè, đồng nghiệp, bà con về chuyện đi Mỹ.
Những đối thoại tưởng chừng như chỉ là trò đùa vô hại sẽ đem đến mặc cảm rất lớn.
– Sao nói sắp đi Mỹ rồi mà ?
– Sắp đi Mỹ rồi còn đi làm chi nữa, để chỗ cho người ta đỡ thất nghiệp chứ nào?
Để qua việc mệt mỏi về tinh thần qua, chúng ta dành ra một ít thời gian để xem về chuyện tiền bạc.
Từ cổng lãnh sự quán bước ra, chỉ có 3 trường hợp sau, ở đây chỉ đề cập diện vợ chồng:
1. Bị từ chối: mất 14-16 tháng để làm lại hồ sơ
2. Bổ sung bằng chứng, giấy tờ: mất từ 1-3 tháng
3. Bị điều tra; mất từ 6-12 tháng
Với khoảng thời gian đó, nếu sử dụng một dịch vụ với giá trọn gói khoảng 3,000 USD, khi đã đặt chân đến Mỹ và tìm được công việc đơn giản như làm nail, thu nhập bình quân 4,000 USD/tháng
1. Trong 3 tháng là 12,000 USD, gấp 4 lần phí dịch vụ
2. Trong 6 tháng là 24,000 USD gấp 8 lần phí dịch vụ
3. Trong 12 tháng là 48,000 USD gấp 12 lần phí dịch vụ
Quay lại với trường hợp chị Loan, sau khi được hỗ trợ từ chúng tôi, sau 7 tháng, viên chức LSQ điều tra mối quan hệ , chị đã được cấp visa để cùng nhau xây dựng hạnh phúc với anh Đức tại Mỹ.
Câu hỏi đặt ra là nếu như từ những ngày đầu chị đã tìm đến chúng tôi, chị sẽ không mất đến 7 tháng để ngày nào cũng hồi hộp chờ đợi buổi điều tra, sẽ không cần phải e dè bà Năm quét lá?
Về bản chất, luật di trú Mỹ với những đơn từ và buổi phỏng vấn không phải được thiết lập để đánh đố đương đơn, trên thực tế những đơn từ này đều được hướng dẫn khá rành mạch để những người am hiểu tiếng Anh có thể sử dụng. Tuy vậy, làm việc với hàng tá giấy tờ không phải là thế mạnh của nhiều người, chúng ta hãy thử so sánh với một số đơn chỉ thuần tiếng Việt để chuyển đổi hộ khẩu từ tỉnh lên Sài Gòn chẳng hạn, liệu có phải rất nhẹ nhàng để hoàn thành ? Huống chi, chúng ta đang làm đơn để di trú sang nước khác ?
Hoàn tất đơn từ chỉ chiếm 10% khả năng đạt visa, tại buổi phỏng vấn, với hậu quả của hàng trăm ngàn hồ sơ giả trước đó, đương đơn sẽ phải chứng minh rất hoàn hảo mối quan hệ và trả lời thật nhất quán. Thực tế cho thấy, những hồ sơ giả còn hoàn hảo hơn cả hồ sơ thật.
Luật di trú Mỹ chưa bao giờ khuyến khích đương đơn sử dụng dịch vụ nhưng trong các văn bản đều cho phép được phép nhờ cậy một bên thứ ba đại diện cho hồ sơ của đương đơn.
Cuối cùng, đương đơn có quyền lựa chọn tiết kiệm vài ngàn USD hay sử dụng số tiền này để quẳng đi sự lo ngại và cả nỗi sợ hãi cùng muôn ngàn áp lực khi phải đối diện với viễn cảnh bị từ chối cấp visa sau khi bước ra từ phòng lãnh sự,
Có thể bạn quan tậm
1. Công thức lấy visa Mỹ diện vợ chồng và fiance
2. Cách lèo lái câu hỏi của nhân viên lãnh sự
3. Chuẩn bị thế nào trước khi đi phỏng vấn
4. Tâm trạng của đương đơn trong buổi phỏng vấn lấy visa Mỹ
5. Dấu hiệu bị điều tra
6. Những điều nên tránh khi đi phỏng vấn lấy visa Mỹ
7. Nhân viên lãnh sự được huấn luyện để bác bỏ bằng chứng như thế nào?
8. Có nên phí tiền cho dịch vụ làm visa Mỹ?
9. Làm sao để không rớt visa Mỹ?
10. Tấm màn màu xanh dương hay lá cây?
11. Xây dựng bằng chứng trong kỉ nguyên smartphone